I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Cộng hòa I-rắc (The republic of Irac)
2. Thủ đô: Baghdad
3. Vị trí địa lý: Nằm phía bắc bán đảo Ả rập.Bắc giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Xi-ri, Đông giáp I-ran, Nam giáp Ả rập Xê-út và Cô-oét, Tây giáp Gioóc-đa-ni.
4. Khí hậu: Mùa hè nóng nực (50-60 độ C), mùa đông lạnh (1-6 độ C), miền bắc có tuyết rơi.
5. Diện tích : 437.370km2
6. Dân số: 28.921.180 người (2009)
7. Dân tộc: 75 - 80% là người Ả rập; 15 - 20% người Kurd, Assyrian 5% là người gốc Thổ, I-ran và các dân tộc khác.
8. Tôn giáo : 97% theo Hồi giáo (Shiite 60-65%, Sunnite 32-37%); Christian và tôn giáo khác 3%.
9. Ngôn ngữ : Tiếng Ả rập
10. Đơn vị tiền tệ : Dinar
11. Ngày Quốc khánh: Quốc hội chưa quyết định Ngày Quốc khánh (từ 2003)
12. Chính trị:
- Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao, quyết định các vấn đề về đối ngoại và đối nội. Quốc hội bầu chọn các chức danh Lãnh đạo cấp cao của đất nước: Tổng thống, các Phó Tổng thống, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.
- Hội đồng Tổng thống gồm Tổng thống và 02 Phó Tổng thống. Mọi quyết định quan trọng phải được hội đồng Tổng thống nhất trí thông qua.
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Việt Nam và Irắc thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ vào ngày: 10/7/1968
Việt Nam mở đại sứ quán ở Baghdad năm 1973, I-rắc mở đại sứ quán tại Hà Nội năm 1976.
I-rắc tích cực ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Từ 1974 đến 1979, I-rắc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 40 vạn tấn dầu thô, 200 máy kéo, 5 triệu USD và cho Việt Nam vay 4,1 triệu tấn dầu thô, 77 triệu USD với các điều kiện ưu đãi. Thông cảm với những khó khăn của Việt Nam, I-rắc đã đồng ý cho Việt Nam hoãn nợ 10 năm và trả dần bằng hàng hoá và lao động. Trước 02/8/1990, Việt Nam có trên 16 nghìn lao động ở I-rắc.
Trong thời kỳ I-rắc bị bao vây cấm vận, Việt Nam đã viện trợ nhân đạo cho I-rắc một số thuốc men, dụng cụ y tế ( năm 1993:100 triệu VND; năm 1994: 200 triệu VND; năm 1996: 100 triệu VND và gạo, trị giá tương đương nửa triệu USD). Sau chiến tranh (2003), Việt Nam viện trợ nhân đạo cho I-rắc 700 nghìn USD bằng gạo và chè đen.
Kim ngạch buôn bán hai chiều, chủ yếu là Việt Nam xuất hàng cho I-rắc những năm ngay trước chiến tranh đạt trung bình 500 triệu USD/năm (riêng năm 2000 đạt 1,2 tỷ USD), đạt 123 triệu USD/năm 2008 và trên 92 triệu/năm 2009.
2. Trao đổi đoàn
Trước chiến tranh, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao thăm viếng lẫn nhau.
Từ sau chiến tranh đến nay, lần đầu tiên Thứ trưởng Ngoại giao thăm I-rắc (6-9/4/2009) với tư cách là Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ. phía I-rắc có các đoàn: Bộ trưởng Thương mại vào VN họp khoá 17 Ủy ban hổn hợp hai nước (12/2007), Thứ trưởng Ngoại giao (4/2010) và một số đoàn cấp Tổng giám đốc thuộc Bộ Thương mại hoặc Tổng vụ trưởng Bộ Ngoại giao.
3. Các hiệp định đã ký kết giữa hai nước:
- Hiệp định trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật (1977).
- Hiệp định hợp tác văn hoá (1979),
- Hiệp định vay nợ bằng dầu thô (1975 và 1976),
- Hiệp định vay nợ tiền mặt (1979),
- Hiệp định tài chính về vấn đề trả nợ (1990),
- Hiệp định Lãnh sự (1990)
- Hiệp định miễn thị thực cho Hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ (12/2001)
- Thoả thuận xoá nợ gốc còn lại cho Việt Nam (3/2002).
4. Địa chỉ Đại sứ quán hai nước
a. Địa chỉ đại sứ quán Việt Nam tại I-rắc :
Địa chỉ: Dawoodi Al-Mansour, Baghdad - Iraq
Điện thoại : 00873.762387890
Fax : 00873.762387891
b. Địa chỉ đại sứ quán I-rắc tại Việt Nam :
Địa chỉ: Số 66 Trần Hưng Đạo -Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 04-39424141/39425645
Fax: 04-39424055
E-mail:
iraqembhn@gmail.com