I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ
2. Thủ đô: An-ca-ra
3. Vị trí địa lý: Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa châu Á và châu Âu, phần lớn lãnh thổ thuộc châu Á. Bắc giáp Hắc Hải, Đông Bắc giáp với Ác-mê-ni, Gờ-ru-di-a, Đông giáp Iran, Nam giáp I-rắc và Xiri, Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy Lạp và Bungari.
4. Diện tích: 780.580 km2
5. Dân số: 71.892.808 triệu người (tháng 7/2008), trong đó người Thổ chiếm 65%, người Kurk chiếm 18,9%, người Crimean Tatar 7,2%, còn lại là người Ác-mê-ni, A-rập...
6. Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Thổ là quốc ngữ, ngoài ra còn có tiếng Cuốc, Đim-li, A-ze-ri, Ka-bac-đi-an vv.
7. Tôn giáo: 99,8% dân số theo Đạo Hồi ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo và Do thái giáo.
8. Khí hậu: Mùa đông lạnh, ẩm ướt, có tuyết nhiều tháng. Mùa hè ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 20oC.
9. Đơn vị tiền tệ: Lira
10. Quốc khánh: 29/10/1923
11. Thể chế: Cộng hoà nghị viện
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 7/6/1978
Tháng 2/1997, Thổ Nhĩ Kỳ lập Đại sứ quán thường trú tại Hà Nội.
Tháng 10/1999, Việt Nam mở Văn phòng Đại diện Thương mại tại Istanbul.
Tháng 7/2002, Việt Nam mở Tổng Lãnh sự quán tại Istanbul.
Tháng 10/2003, Việt Nam nâng Tổng Lãnh sự quán tại Istanbul lên Đại sứ quán và chuyển về An-ca-ra.
- Trao đổi đoàn.
+ Các đoàn Việt Nam thăm Thổ Nhĩ Kỳ:
Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết (8/1997).
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh (từ 24/5 đến 5/6/1998).
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn (từ 28/10 đến 1/11/1999).
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (20-23/6/2005).
Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Võ Thị Thắng (9/2005).
Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh (21-24/8/2007).
Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Vũ Quốc Uy (19-23/10/2007).
+ Các đoàn Thổ thăm Việt Nam:
Bộ trưởng Ngoại giao ISMAIL CEM (từ 20 đến 22/2/1998).
Đặc phái viên của Bộ trưởng Ngoại giao (tháng 4/2006).
Bộ trưởng Nội vụ dự họp Ủy ban Hỗn Hợp (từ 28-31/8/2006).
Đại sứ, Đặc phái viên Bộ trưởng Ngoại giao (từ 10-12/12/2007).
- Hai nước đã ký
Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật (tháng 8/1997).
Nghị định thư về hợp tác kinh tế và thương mại (tháng 2/1998).
Thoả thuận miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao (ngày 11/6/1998).
Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học và giáo dục (28/10/1999).
Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp (2/3/2000).
Hiệp định khung về hợp tác khoa học kỹ thuật và môi trường (2/3/2000).
Hiệp định hợp tác du lịch (8/2004).
Thoả thuận Hợp tác hai Bộ Ngoại giao (23/6/2005);
Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, hộ chiếu đặc biệt.
Thành lập Hội đồng doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ-Việt Nam.
Hiệp định về hợp tác đấu tranh phòng chống khủng bố quốc tế, tội phạm có tổ chức, buôn bán trái phép chất ma túy, các chất hướng thần, các chất tương tự, tiền chất và các loại tội phạm khác.
2. Quan hệ kinh tế- thương mại hai nước:
Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ đã họp 3 lần (lần1 tại Hà Nội vào 3/2000; lần 2 tại Ankara vào 9/2004; lần 3 tại Hà Nội vào 8/2006). Hiện Việt Nam đứng ở vị trí 89 trong danh sách thị trường xuất khẩu và đứng thứ 64 trong danh sách thị trường nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ.
Kim ngạch thương mại 2 chiều những năm gần đây:
3. Đại sứ quán
Địa chỉ Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam
Địa chỉ: 401-402, Toà nhà Sao Bắc, Số 4 Dã Tượng, Hà Nội - Việt Nam
Điện Thoại: 84-04 38222460
Fax: 84-04 38222458
Email:
turkeyhn@fpt.vnĐại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ:
Địa chỉ: Koza Sokak.No 109, G.O.P.Cankaya, Ankara, Turkey
Điện thoại: +90-312-4468049/4480185; +90-312-4465623
Fax: +90-312-4465623
Email:
dsqvnturkey@yahoo.comGiờ địa phương so với giờ Việt Nam: Mùa hè: -4 giờ; Mùa đông: -5 giờ
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 3/2009)