Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1BRU-NÂY ĐA-RU-XA-LAM   Empty BRU-NÂY ĐA-RU-XA-LAM 16/8/2012, 05:49


BRU-NÂY ĐA-RU-XA-LAM   Brunay-1

I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Bru-nây Đa-rút-xa-lam (Brunei Darussalam)
2. Thủ đô: Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan (Bandar Seri Begawan)
3. Vị trí địa lý: Gồm hai phần tách rời nhau nằm lọt trong bang Xa-ra-oát (Sarawak) của Ma-lai-xi-a. Trừ phía Bắc giáp biển Đông (161 km bờ biển), ba mặt còn lại có chung biên giới với Đông Ma-lai-xi-a (381 km).
Cả nước chia làm 4 quận: Bru-nây Mua-ra (Brunei Muara), Tu-tông (Tutong), Cu-a-la Bê-lai (Kuala Belait) và Tem-bu-rông (Temburong).
4. Địa hình: Vùng bờ biển là đồng bằng, miền núi ở phía Đông và vùng đồi thấp ở phía Tây.
5. Diện tích: 5.769 km2, trong đó 70% là rừng, bờ biển dài 160km, trong đó diện tích vùng nước là 500 km2, diện tích đất liền là 5,269 km2.
6. Khí hậu: Nhiệt đới, nóng, ẩm, chỉ có hai mùa mưa và khô. Nhiệt độ trung bình từ 24 - 320C.
7. Tài nguyên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ
8. Dân số: 383.371 người (tháng7/2008), trong đó người Mã chiếm 66,3%, người Hoa 11.2%, người bản xứ 3.4 %, các thành phần khác 19.1%. Thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan có khoảng 100.000 dân.
9. Ngôn ngữ: Tiếng Ma-lay (chính thức), tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
10. Tôn giáo: Hồi giáo (chính thức) 67%, Phật giáo 13%, Thiên chúa giáo 10%, tín ngưỡng bản xứ và tôn giáo khác 10%
11. Ngày quốc khánh: 23/2/1984
12. Thể chế: Quân chủ chuyên chế (Constitutional Sultanate).
Bru-nây theo chế độ quân chủ chuyên chế thế truyền do Quốc Vương đứng đầu.
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 29/02/1992
2. Về chính trị-an ninh-quốc phòng: Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Bru-nây phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị.
Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao và các cấp:
- Phía Việt Nam:
+ Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm chính thức Bru-nây (12-14/11/2001); (với tư cách Phó Thủ tướng) sang thăm và dự đám cưới con gái đầu của Quốc vương Bru-nây (8/1996);
+ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm chính thức nhân dịp hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (28/2 – 01/03/1992);
+ Thủ tướng Phan Văn Khải dự Cấp cao ASEAN 7 tại Bru-nây (5 – 6/11/2001);
+ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Bru-nây (15-16/8/2007); Thủ tướng ta gặp Quốc vương Bru-nây bên lề Hội nghị ASEAN-Hàn Quốc tại Jeju (Hàn Quốc).
+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm sang dự Lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên ASEAN (7/1995);
+ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên thăm chính thức (13 – 15/6/2000);
+ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Nguyễn Cảnh Dinh dự lễ Sinh nhật lần thứ 52 của Quốc vương Ha-gi Hát-xa-nan Bôn-ki-a (14 – 17/7/1998);
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà thăm chính thức Bru-nây (4/2004).
+ Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Trần Đình Hoan (9/1997);
+ Bộ trưởng Bộ Y tế Đỗ Nguyên Phương thăm làm việc (17 – 18/9/2001);
+ Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Minh Hiển thăm trong khuôn khổ hợp tác SEAMEO (21 – 22/9/2005);
+ Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN Trung tướng Phùng Quang Thanh thăm chính thức (10/2002);
+ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu thăm Bru-nây (15 – 18/3/2007);
+ Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm chính thức (25-28/3/2007);
+ Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh tham dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN tại Bru-nây về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 6 (AMMTC) (05-08/11/2007).
- Phía Bru-nây:
+ Quốc vương Bru-nây Ha-gi Hát-xa-nan Bôn-ki-a thăm chính thức Việt Nam (25 – 27/5/1998); dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội (12/1998); dự Hội nghị Cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội (10/2004); dự Hội nghị Cấp cao APEC 14 tại Hà Nội (18-19/11/2006)
+ Thái tử Ha-gi An-Mu-ta-đi Bi-la, Bộ trưởng Cao cấp Văn phòng Thủ tướng Bru-nây thăm chính thức (20 – 22/03/2006).
+ Bộ trưởng Ngoại giao Mô-ha-mét Bôn-ki-a thăm chính thức Việt Nam (28 – 30/4/1999) nhân dịp dự lễ kết nạp Cam-pu-chia vào ASEAN;
+ Bộ trưởng Bộ Y tế Bru-nây thăm Việt Nam (10/1996);
+ Tư lệnh các lực lượng vũ trang Hoàng gia Bru-nây Trung tướng Han-xi Han-bi thăm chính thức (2003);
+ Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Bru-nây, Ông Pehin Datu Singamanteri Colonel (Rtd) Dato Paduka Haji Mohammad Yasmin Bin Haji Umar sang Việt Nam dự Diễn đàn 100 nhà doanh nghiệp khu vực ĐNA (22-23/8/2007).
+ Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao và Thương mại Bru-nây Đa-rút-xa-lam thăm làm việc tại Việt Nam (18-20/3/2007).
+ Bí thư Thường trực Văn phòng Thủ tướng Bru-nây Đa-rút-xa-lam thăm làm việc tại Việt Nam (19/5/2009).
* Từ 01/8/2007, Bru-nây miễn thị thực cho công dân Việt Nam mang Hộ chiếu Phổ thông (14 ngày) và từ ngày 08/8/2007, Việt Nam cũng miễn thị thực cho công dân Bru-nây mang Hộ chiếu Phổ thông (14 ngày).
3. Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, khoa học – kỹ thuật, giáo dục….
Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước ở mức thấp, chưa tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Kim ngạch thương mại hai chiều còn rất nhỏ, đạt khoảng 1,5 – 2 triệu USD/năm, chủ yếu Bru-nây nhập hàng hóa từ Việt Nam thông qua nước thứ ba (năm 2005 đạt 4,5 triệu USD). Về đầu tư, tính đến tháng 10/2009, Bru-nây có 96 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn 4,693 tỷ USD, đứng thứ 4 trong ASEAN và thứ 12 trong tổng số 89 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó riêng dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp New City-Thành phố xanh bên bờ cát trắng tại Phú Yên lên tới 4,3 tỉ USD (thông qua nhà đầu tư thứ ba).
Hàng năm, Bru-nây cấp cho ta một số học bổng đào tạo về dầu khí, tiếng Anh.
4. Các cơ chế hợp tác và hiệp định ký kết giữa hai nước:
- Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Bru-nây: Nhân dịp chuyến thăm Bru-nây của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (13 – 15/6/2000), hai Bộ trưởng Ngoại giao đã ký Bản ghi nhớ (MOU) về lập Uỷ ban hỗn hợp (UBHH) do Bộ trưởng Ngoại giao làm Chủ tịch phân ban. Theo đó thoả thuận (i) tiến hành cuộc họp đầu tiên của UBHH vào đầu năm 2001 (tuy nhiên, cho đến nay hai nước chưa tổ chức được phiên họp nào); (ii) tích cực trao đổi, đàm phán để ký thêm các Tránh đánh thuế trùng; Khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Hàng hải.
- Hiệp định hợp tác Hàng không (8/11/1991). Tháng 5/2006, Hàng không Hoàng gia Bru-nây đã mở đường bay trực tiếp tới Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiệp định Thương mại, Hiệp định hợp tác hàng hải, Bản ghi nhớ về hợp tác Du lịch, và Thỏa thuận hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Bru-nây (ký nhân dịp chuyến thăm chính thức Bru-nây của Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ 12 – 14/11/2001).
- Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác giữa hai Bộ Quốc phòng (ký nhân chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Quốc phòng Bru-nây vào tháng 11/2005).
- MOU về hợp tác thể thao và thanh niên, MOU về hợp tác dầu khí và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (ký nhân chuyến thăm chính thức Bru-nây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 8/2007).
- Ngoài ra, Cơ quan kiểm toán của hai nước cũng đã ký kết MOU hợp tác trong năm 2008. Hiện hai bên đang tích cực trao đổi, đàm phán để sớm ký Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư.
5. Địa chỉ đại sứ quán hai nước:
a. Văn phòng lãnh sứ quán Việt Nam tại Brunây
Địa chỉ: 7, Simpang 538-37-19, JI Kebangsaan Lama - Bandar seri Begawan.
Điện thoại: (673-2) 343167
Fax: (637-2) 343169
Email: vnembasy@brnet.bn
b. Đại sứ quán Brunây tại Việt Nam:
Địa chỉ: 44/8, 44/9 - phố Vạn Bảo, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 84-04-37262001/2/3/4
Fax: (84-04) 37262010
Email: bruemviet@hotmail.com
c. Đại sứ quán Việt Nam tại Bru-nây:
Địa chỉ: No.9, Simpang 148-3, Jalan Telanai; BA2312, Mukim Kinlanas, Bandar Seri Begawan; Negara Brunei Darussalam.
Điện thoại: +673-2651580/2601587/2651586
Fax: +673-2651574
Email: vnemb brunei@mofa.gov.vn; vnembassy@yahoo.com
Giờ địa phương so với giờ Việt Nam: + 1 giờ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết