Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA   Empty VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA 16/8/2012, 05:50


VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA   Campuchia-1


I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia)
2. Thủ đô: Phnôm Pênh (Phnom Penh)
3. Diện tích: 181.035 km2
- Các tỉnh, thành phố lớn: Phnôm Pênh, Bắt-đom-boong (Battambang), Kom-pông Chàm (Kompong Cham), Xi-ha-núc Vin (Sihanouk Ville), Xiêm Riệp (Seam Reap).
4. Vị trí địa lý: Campuchia nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp Thái Lan (2.100 km), phía Đông giáp Việt Nam (1.137km), phía Đông Bắc giáp Lào (492 km), phía Nam giáp biển (400 km). Sông ngòi: tập trung trong 3 lưu vực chính (Tônlê Thom, Tônlê Sap và Vịnh Thái Lan). Đồng bằng chiếm 1/2 diện tích tập trung ở hướng Nam và Đông Nam, còn lại là núi, đồi bao quanh đất nước.
5. Dân tộc: Người Khmer (90%), gồm nhiều loại như Khmer giữa (tiếng Khmer là Khmer Kandal), Khmer Thượng (Khmer Loeur) và Khmer Hạ (Khmer Krom). Các dân tộc thiểu số: người Mã Lai, Chàm, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Thái Lan, Hoa (10%).
6. Ngôn ngữ: Tiếng Khmer (95%) là ngôn ngữ chính thức. Mọi công dân Campuchia được gọi là người mang “quốc tịch Khmer”.
7. Dân số: Xấp xỉ 13,38 triệu người (nam 6,5 triệu, nữ 6,9 triệu) với tỉ lệ tăng dân số 1,54%/năm (2008).
8. Ngày Quốc khánh: 09/11/1953
9. Thể chế: Theo Hiến pháp năm 1993, Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
10. Cơ quan hành pháp: Đứng đầu Nhà nước: Quốc vương; đứng đầu Chính phủ gồm Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
11. Cơ quan lập pháp: Lưỡng viện (ngày 08/3/1999 Campuchia sửa đổi Hiến pháp, lập thêm Thượng viện).
- Quốc hội: Bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.
- Thượng viện: Nhiệm kỳ 5 năm; Thượng viện có 61 ghế, trong đó 02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ định.
12. Cơ quan tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.

II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 24/6/1967
2. Về chính trị:
- Năm 2007, hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động trọng thể kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
- Năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, sau một thời gian lãnh đạo đã tách ra thành 3 đảng độc lập (Đảng Lao động Việt Nam năm 1951; Đảng Nhân dân cách mạng Lào năm 1955; Đảng Nhân dân cách mạng Khmer năm 1951).
- Từ 1954-1970, thực hiện chính sách hoà bình trung lập tích cực, từng bước có quan hệ tốt với các lực lượng cách mạng Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước và thống nhất tổ quốc của Việt Nam. Tháng 3/1965, Hội nghị nhân dân các nước Đông Dương họp ở Phnôm Pênh, Mặt trận đoàn kết chống Mỹ của nhân dân các nước Đông Dương được hình thành.
- Từ tháng 4/1975-7/1/1979: Chế độ diệt chủng Pôn-pốt cầm quyền ở Campuchia. Chúng thi hành chính sách thù địch với Việt Nam, gây ra nhiều cuộc xung đột ở khu vực biên giới Tây Nam và tiến hành cuộc chiến tranh biên giới chống Việt Nam.
- Ngày 7/1/1979, nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời. Từ 1979-1989, quân đội Việt Nam ở Campuchia giúp nhân dân Campuchia ngăn chặn chế độ diệt chủng Pôn-pốt và giúp nhân dân Campuchia hồi sinh. Cuối 1989, Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia. Campuchia đã long trọng kỷ niệm 30 năm ngày lật đổ Chế độ diệt chủng Khmer đỏ (7/1/1979-7/1/2009).
- Việt Nam và CHND Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử năm 1982, Hiệp ước về Nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới quốc gia giữa hai nước năm 1983, Hiệp định về quy chế biên giới năm 1983, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam-Campuchia năm 1985; (nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Hun Xen tháng 10/2005, hai nước đã ký Hiệp ước Bổ sung Hiệp ước Hoạch định Biên giới Quốc gia năm 1985).
- Tháng 10/1991, Việt Nam tham gia ký Hiệp định Pa-ri về Campuchia. Tháng 5/1993, Campuchia tiến hành Tổng tuyển cử do LHQ tổ chức bầu Quốc hội lập hiến, sau đó Chính phủ Hoàng gia Campuchia được thành lập.
- Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam-Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt. Đặc biệt, tại chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã nhất trí phương châm phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới theo hướng “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.
3. Về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, an ninh, quốc phòng:
a. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá: hai nước đã thành lập Uỷ ban Hỗn hợp (UBHH) về hợp tác Kinh tế, Văn hoá, Khoa học kỹ thuật. Từ tháng 4/1994 đến nay UBHH đã tiến hành được 10 kỳ họp. Tại mỗi kỳ họp UBHH, hai nước kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự, an ninh, y tế, giáo dục..., đồng thời đưa ra kế hoạch mới cho những năm tiếp theo. Nhìn lại quan hệ hai nước trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực và có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước trung bình 40% (năm 2006: 950 triệu USD, năm 2007: 1.181 tỷ USD, năm 2008: 1,7 tỷ USD). Hai nước cũng thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đặt mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2010 đạt trên 2 tỷ USD.
Hai nước cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng, thế mạnh như giáo dục-đào tạo, năng lượng-điện, y tế, giao thông vận tải, v.v...
b. Hợp tác trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng: Các ngành quốc phòng, an ninh hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác theo các thoả thuận đã ký. Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia đã đánh dấu một cơ chế hợp tác mới giữa các tỉnh giáp biên nhằm bảo đảm an ninh tại khu vực biên giới hai nước. Đến nay, hai nước đã tổ chức Hội nghị trên được năm lần.
c. Biên giới: Hai bên đang tích cực triển khai công tác phân giới cắm mốc (PGCM) và đã được hai bên quan tâm triển khai và đạt được kết quả đáng kể, tuy nhiên tiến độ còn chậm. Cuộc họp tháng 2/2008 của Ủy ban liên hợp biên giới hai nước đã thống nhất điều chỉnh Kế hoạch tổng thể PGCM, nhất trí phấn đấu hoàn thành PGCM biên giới trên bộ giữa hai nước vào 2012 trong đó đã định ra mục tiêu cho từng năm từ 2008-2012. Lãnh đạo hai nước tiếp tục khẳng định quyết tâm sẽ hoàn thành công tác PGCM biên giới trên bộ vào nửa đầu năm 2012, coi việc hoàn thành công tác PGCM là nhiệm vụ lịch sử, là di sản mà thế hệ lãnh đạo hai nước hôm nay để lại cho thế hệ mai sau nhằm xây dựng một đường biên giới chung hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển, trên cơ sở phù hợp với truyền thống, phong tục tập quán của nhân dân hai nước.
d. Hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là các tỉnh giáp biên và các tỉnh, thành phố có quan hệ kết nghĩa cũng đang được đẩy mạnh, góp phần vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Bên cạnh quan hệ hợp tác song phương, hai bên đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như hợp tác trong Ủy hội sông Mê Công (MRC), Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông - Tây (WEC), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (ACMECS), Campuchia-Lào-Mianma-Việt Nam (CLMV), Tam giác phát triển ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam .
4. Địa chỉ Đại sứ quán hai nước:
Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 71 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-39424788
Fax: 04-39423225
Email: camemb.vnm@mfa.gov.kh
Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Cam-pu-chia tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 41 Phung Khac Khoan Str. Dakao Ward – Dist.1, Ho Chi Minh City.
Điện thoại: 08-38292751
Fax: 08-38222773
E-mail: cambocg@hcm.vnn.vn
Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia:
Địa chỉ: 436 Monivong Blvd, Phnom Penh
Điện thoại: +855-23-726274
Fax: +855-23-726495
Email: vnembpnh@angkornet.com.kh
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Bát-tam-bang (Cam-pu-chia):
Địa chỉ: Road No.3, Battambang Province, Cambodia.
Điện thoại: +855-53-952894
Fax: +855-53-952894
Emai: battambang.kh@mofa.gov.vn; lsqvnbat@camintel.com
Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Xi-ha- núc Vin (Cam-pu-chia):
Địa chỉ: 310, Ekareach Blvd, Sangkat 3, Sihanoukville.
Điện thoại: +855-34-933466.
Fax: +855-34-933669.
Email: tlsqvn.siha@mofa.gov.vn: tlsqsiha@camintel.com
Giờ địa phương so với giờ Việt Nam: + 0 giờ
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 12 /2009)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết