1. Chúa ra lệnh: “Hãy sáng lên nào!”, nhưng mệnh lệnh ấy mãi nửa triệu năm sau mới có hiệu lực. Đó là thời gian sau Big Bang để cho vũ trụ đủ giãn nở để cho phép các photon (hạt ánh sáng) chuyển động tự do.
2. Những photon ấy vẫn đang chạy tản lạc khắp nơi, có thể phát hiện ra dưới dạng phông nền vi sóng vũ trụ, ánh le lói vi sóng đến từ mọi hướng của bầu trời.
3. Ánh sáng chuyển động ở trọn vẹn “tốc độ ánh sáng” – gần 186.282,4 dặm mỗi giây – chỉ ở trong chân không. Trong khối kim cương dày đặc, nó chậm đi còn 77.500 dặm mỗi giây.
4. Kim cương là một loại đá quý kiểu Afghanistan: Mọi photon đi vào sẽ nhanh chóng bị sa lầy. Nó bị phản xạ tới lui rất nhiều lần trong mạng nguyên tử carbon để tìm lối ra. Chính tác dụng này đã làm cho kim cương sáng giá.
5. Kính đeo mắt có thể khắc phục sự nhìn vì ánh sáng thay đổi tốc độ khi nó đi từ không khí vào một thấu kính thủy tinh hoặc plastic; điều này làm cho tia sáng bị bẻ cong.
6. Plato tưởng tượng rằng chúng ta nhìn thấy bằng cách chiếu ra những tia sáng từ mắt của mình.
7. Nhà triết học Hi Lạp trên không hẳn sai hoàn toàn. Giống như mọi sinh vật sống, con người có khả năng phát quang sinh học: Chúng ta tỏa sáng. Chúng ta sáng nhất vào buổi chiều, xung quanh môi và ngực của mình. Nguyên nhân có thể là do những phản ứng hóa học liên quan đến những mảnh vỡ phân tử gọi là gốc tự do.
8. Sự phát quang sinh học là nguồn sáng lớn nhất trong các đại dương; 90% sinh vật sống dưới độ sâu 1500 foot có khả năng phát quang.
9. Các phi công thời Thế chiến thứ hai quen theo dõi tàu thuyền bởi sự sinh phát quang trong những lằn tàu của chúng. Năm 1954, Jim Lovell (sau này là phi công tàu Apollo 13) đã sử dụng thủ thuật này để tìm phi thuyền tải tối đen của ông.
10. Các bóng đèn nóng sáng chỉ biến đổi 10% năng lượng của chúng thành ánh sáng, đó là nguyên do vì sao châu Âu cấm sử dụng chúng vào năm 2012. Đa phần điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt năng không mong muốn.
Đơn giản nhưng hết sức lãng phí năng lượng
11. Trong không gian bó hẹp của lò nướng bánh Easy-Bake, một bóng đèn 100 watt có thể tạo ra nhiệt độ 325 độ Farenheit (chừng 160 độ C).
12. Ánh sáng không có khối lượng, nhưng nó có xung lượng. Cuối năm nay, Hội Hành tinh học sẽ phóng phi thuyền LightSail-1 để đo áp suất của ánh sáng mặt trời mà các cánh của phi thuyền hứng được từ gió mặt trời.
13. Các chùm ánh sáng laser phản xạ từ những cái gương do các phi hành đoàn Apollo để lại trên mặt trăng cho biết mặt trăng đang di chuyển ra xa Trái đất mỗi năm 1,5 inch.
14. Ánh sáng khả kiến chiếm chưa tới một phần mười tỉ của phổ điện từ kéo dài từ sóng vô tuyến đến tia gamma.
15. Cá vàng có thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại mà chúng ta không thấy. Ong, chim chóc, và thằn lằn có mắt thu được ánh sáng tử ngoại.
16. Nhiếp ảnh có nghĩa là “ghi lại bằng ánh sáng”. Nhà thiên văn học người Anh, John Herschel, người có cha đã khám phá ra ánh sáng hồng ngoại, đã đặt ra thuật ngữ trên.
17. Bấm máy nào: “Giờ vàng” xuất hiện ngay sau mặt trời mọc và trước mặt trời lặn, tạo ra những bóng đổ và màu sắc đẹp nhất dành cho nhiếp ảnh.
18. Ngày và đêm ở mọi nơi có chiều dài bằng nhau vào ngày xuân phân, xảy ra vào ngày 20 tháng 3 năm nay.
19. Cực quang lộng lẫy thắp sáng bầu trời đêm khi những hạt gió mặt trời kích thích các nguyên tử trong tầng trên khí quyển. Oxygen chủ yếu phát ánh sáng màu lục; còn nitrogen đóng góp màu lam và màu đỏ.
20. Nhưng đối với người Inuits, cực quang là những linh hồn chết đang vẫy vùng xung quanh đầu của con mooc Bắc cực (loài động vật lớn, giống chó biển, có hai răng nanh dài).
Theo Discover Magazine