Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Chuyện nhà Nguyễn thưởng phạt những người đi công cán Hoàng Sa


- Dưới thời Nguyễn, hằng năm triều đình vẫn thường cử những phái đoàn ra công cán ở quần đảo Hoàng Sa. Có những đoàn trên đường ra Hoàng Sa bị bão cuốn trôi thuyền. Nhiều đoàn thực hiện tốt công việc đã được triều đình trọng thưởng, nhưng cũng có những đoàn không tuân theo ý chỉ của triều đình đã bị phạt.

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 194, trang 7 và 8, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Viên ngoại lang Công bộ Đỗ Mậu Thưởng vâng lệnh phái đi công cán Hoàng Sa về, đem bản đồ dâng lên, vua cho là trải qua nhiều nơi, xem đo tường tất so với phái viên mọi lần thì hơi hơn. Đỗ Mậu Thưởng và các người đi cùng đều được gia thưởng áo quần và tiền”.

Hoàng Sa và Trường Sa - chứng tích lịch sử (phần 3) Images721239_xxxxAnh_2
Mộc bản triều Nguyễn phản ánh việc vua Minh Mạng thưởng cho phái đoàn của Đỗ Mậu Thưởng khi từ Hoàng Sa trở về

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 204, trang 3 và 4, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Phái viên đi Hoàng Sa là bọn Suất đội Thuỷ sư Phạm Văn Biện trước đây bị bão sóng làm tản mát, đến nay lục tục về tới Kinh. Hỏi, chúng nói nhờ có thuỷ thần cứu giúp. Vua sai bộ Lễ chọn địa điểm ở đồn cửa biển Thuận An đặt đàn dùng lễ Tam sinh hướng ra biển lễ tạ. Thưởng tiền cho Phạm Văn Biện và viên biền binh, dân đi theo phái đoàn có thứ bậc khác nhau”.

Hoàng Sa và Trường Sa - chứng tích lịch sử (phần 3) Images721240_xxxxAnh_1
Mộc bản triều Nguyễn phản ánh việc phái đoàn Phạm Văn Biện bị bão sóng làm tản mát ở Hoàng Sa


Tuy nhiên, có những đoàn khi ra Hoàng Sa không hoàn thành nhiệm vụ khi về kinh sẽ bị triều đình xử phạt. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỷ”, quyển 49, năm Thiệu Trị năm thứ 5 (1845), chép: “Tháng 7, Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán được phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng. Người cùng phái đi nêu ra để hặc. Hoán phải tội lưu đến hết bậc”.

Từ việc triều đình phạt Nguyễn Hoán vì tội quấy rối các làng ở Hoàng Sa cho thấy rằng, đến thời vua Thiệu Trị, nhà Nguyễn đã cho di dân ra Hoàng Sa.


Văn bản khẳng định Hoàng Sa thuộc Việt Nam



Từ lâu, làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế, không chỉ nức tiếng là nơi có bề dày lịch sử về truyền thống văn hóa, với nhiều lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc mà còn là nơi lưu giữ những tài liệu quý hiếm về Hoàng Sa, khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.

Ông Phan Như Ý, Phó chủ tịch UBND xã Vinh Mỹ, cho biết: “Dân làng Mỹ Lợi lưu giữ trong đình làng của mình một văn bản bằng chữ Hán, được lập cách đây 250 năm, trong đó khẳng định chủ quyền lãnh thổ không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”.

Văn bản do làng Mỹ Lợi lưu giữ có từ năm Quý Hợi (1743), dưới thời nhà Lê, được viết bằng chữ Hán trên giấy dó, có nội dung xử lý một vụ kiện giữa P.Mỹ Toàn (làng Mỹ Lợi) và P.An Bằng (làng An Bằng) về việc nộp thuế vỏ tàu khai thác sản vật liên quan đến Hải đội Hoàng Sa.

Văn bản được nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu tạm dịch như sau: “Tuần quan cửa biển biên hải là Thuận Đức hầu phê cho phường Mỹ Toàn về phường An Bằng. Nguyên năm Quý Hợi (1743), phường An Bằng buộc phường Mỹ Toàn đón chiếc thuyền đội Hoàng Sa của lái Tin ở chỗ giáp ranh, kéo về đến bờ sông. Qua vụ thuế tiết liệu năm Mậu Dần (1758) khoản của thuyền thủ Trường, phường An Bằng lại bắt phường Mỹ Toàn cùng chịu, mỗi bên đem nộp tại chính điện. Đến nay, phường Mỹ Toàn thúc phường An Bằng cùng phường Mỹ Toàn đem nộp vô tàu nhưng phường An Bằng cố ý không đem nộp vô tàu ấy, phường Mỹ Toàn bèn trình đơn lên. Vậy giao cho phường Mỹ Toàn bắt phường An Bằng đền tiền ba quan. Nay phê như vậy. Ngày 19 tháng 9 năm Cảnh Hưng 20 (tức ngày 6/11/1759)”.


Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Thuận An, văn bản này cho thấy, từ thời Lê, Việt Nam đã có đội Hoàng Sa chuyên trách quản lý và khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Nội dung văn bản trên cho thấy cách đây 250 năm, triều đình nhà Nguyễn đã có đội quân làm việc tại quần đảo Hoàng Sa. Ông Phan Thuận An cũng cho biết, dân làng Mỹ Lợi đã bàn giao cho Nhà nước văn bản này vào năm 2010 để Nhà nước quản lý, xác lập chủ quyền của Tổ quốc. Giá trị của văn bản này mang tầm quốc gia, thậm chí là quốc tế, với những nội dung rất rõ ràng, ngày tháng cụ thể, người thật, việc thật. “Đây là một nguyên bản có giá trị lịch sử để chứng minh rằng biển đảo Hoàng Sa là của Việt Nam”, nhà nghiên cứu Phan Thuận An nói.

Theo tìm hiểu, làng Mỹ Lợi được thành lập năm 1562, do những người khai canh ra đi lập nghiệp từ làng Lương Niệm, Quảng Xuyên (nay là thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Làng có bề dày lịch sử về truyền thống văn hóa lâu đời, với nhiều lễ hội, phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó Đình Làng Mỹ Lợi được xây dựng từ năm 1808, đến năm 1996, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia.




Phát hiện sách chữ Hán dạy trẻ em về Hoàng Sa


- Trong quyển Khải đồng thuyết ước (sách giáo khoa dưới triều Nguyễn) có miêu tả chi tiết về quần đảo Hoàng Sa.

Quyển sách này vừa được ông Trần Văn Quyến (giảng viên khoa Xã hội và Nhân văn ĐH Phú Xuân Huế, người chuyên nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa) công bố như một minh chứng cho chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

Hoàng Sa và Trường Sa - chứng tích lịch sử (phần 3) 9-Sach
Quyển sách bằng chữ Hán có vẽ bản đồ về quần đảo Hoàng Sa (vùng được khoanh đỏ). (Ảnh do ông Trần Văn Quyến cung cấp)

Theo ông Quyến, sách được in từ thời Tự Đức (1853) dạy nhiều môn, từ thiên văn, địa lý, rồi đến nhân sự cho trẻ em học vỡ lòng. Sách được in trên ván gỗ, gồm 44 tờ, mỗi tờ hai trang, mỗi trang có sáu dòng, mỗi dòng có 16 chữ. Đặc biệt, trang 15-16 có vẽ bản đồ Việt Nam với tên gọi là “Bản quốc địa đồ”, trong đó miêu tả chi tiết về quần đảo Hoàng Sa. Phần Hoàng Sa Chữ (có nghĩa là bãi, quần đảo Hoàng Sa) nằm ngoài phần đất liền, đối diện với Thừa Thiên và Quảng Nam.


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết