Lần đầu tiên, các nhà
thiên văn học phát hiện được hai
ngoại hành tinh quay xung quanh những ngôi sao giống
Mặt Trời trong một cụm sao đông đúc, các nhà khoa học đã công bố phát hiện này vào tối ngày hôm qua, 14/9 (giờ Mỹ).
Hai ngoại hành tinh vừa mới phát hiện này là hành tinh khí khổng lồ giống như
Sao Mộc, và nó quá nóng để sự sống tồn tại. Tuy nhiên sự phát hiện này là sự phấn khởi cho các nhà khoa học, vì nó cho chúng ta biết rằng vẫn có thể tồn tại những hành tinh trong vùng đông đúc - các nhà nghiên cứu cho biết.
Hình minh họa ngoại hành tinh khí khổng lồ vừa được phát hiện, nó quay xung quanh ngôi sao giống Mặt Trời của chúng ta và trong cụm sao đông đúc, một cụm gồm khoảng 1000 ngôi sao cách Trái Đất 550 năm ánh sáng. Hai ngoại hành tinh vừa phát hiện còn được gọi là "Hot Jupiter" (Sao Mộc nóng bỏng), được đặt tên là Pr0201b và Pr0211b, quỹ đạo của những ngôi sao trong cụm sao này thì khác nhau, đây là một cụm sao gồm khoảng 1000 ngôi sao quay xung quanh một tâm chung nào đó. Các ngoại hành tinh ở đây sẽ có bầu trời đêm rất là rực rỡ.
Cả hai ngoại hành tinh vừa được phát hiện này có khoảng cách rất gần với ngôi sao chủ của chúng. Pr0201b hoàn thành vòng quay quanh sao chủ mất 4,4 ngày và Pr0211b là 2,1 ngày.
Quinn và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra các ngoại hành tinh này bằng một
kính viễn vọng thiên văn vật lý học thiên thể tại Đài quan sát Fred Lawrence, gần đài quan sát Amado, Arizona.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal Letters.
Credit ảnh : NASA/JPL-Caltech