Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Có thể nói, đây là một phát hiện độc đáo với ngành khảo cổ, nhưng có vẻ như ít được quan tâm. PV đã mang những bức ảnh chụp chi tiết bích họa đến gặp một số nhà khảo cổ, nhưng rồi sự việc chìm vào quên lãng.

Sự phát hiện những bích họa này, bắt đầu từ lần tôi tham quan chùa Bái Đính, khi ngôi chùa còn là công trường ngổn ngang. Anh bạn đồng nghiệp ở Ninh Bình đã tặng một bản thảo nghiên cứu về hang động rất có giá trị. 
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04904Mái đá Cửa Chùa ở khu ngập nước Vân Long, nơi có bích họa bí ẩn.
Đề tài nghiên cứu đó là của Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên, có tên: “Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch khu vực Tam Điệp - Yên Mô - Kênh Gà - Vân Trình - Vân Long, tỉnh Ninh Bình, 2006”. 

Tập tài liệu đó có vài dòng ngắn ngủi đại loại thế này: “Tại dãy núi có hang Thúi Thó, có một vách đá xuất hiện những hình vẽ cổ, kỳ lạ, như những bức bích họa”.

Đọc được dòng chữ này, tôi đã vô cùng sung sướng, bởi ở nước ta, chưa từng phát hiện bích họa nào cả. Trong khi đó, ở nước bạn phương Bắc, những nhai bích họa đã nổi tiếng toàn cầu.
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04876Hình vẽ một người bí ẩn ở trung tâm bích họa.
Quả thực, tôi không hiểu nổi, một phát hiện đáng giá như thế, được phát hiện từ năm 2006, mà chưa được nghiên cứu, chưa được công bố, thậm chí, các nhà khoa học, khảo cổ ở trung ương cũng chẳng biết đến.

Đứng ở khu ngập nước Vân Long, nơi có đàn voọc mông trắng (gọi vui là voọc mặc quần đùi), với những dãy đá vôi ngút ngát, làm sao có thể biết chỗ nào có bích họa ẩn trong bãi đá. May mắn, qua giới thiệu của ông Quang, là cán bộ quản lý khu Vân Long, tôi và nhà báo Lê Quân đã được anh Nhàn, cư dân của vùng đất này chèo thuyền chở đi tìm bích họa.
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04897Chữ viết bí ẩn
Xuyên qua đầm sen bung nở tuyệt đẹp, thì đến vách đá. Chúng tôi nhìn mãi chẳng thấy bích họa đâu. Anh Nhàn ngắt lá sen, vục nước, rồi hắt lên vách đá trắng xóa. Từ vách đá sần sùi, trắng bệch đó, hiện lên những vệt đỏ ối. Khi anh Nhàn hắt nước kín vách đá, thì toàn bộ bích họa hiện ra.

Trung tâm của bích họa là một người đàn ông có khuôn mặt tròn xoe, hai mắt như hai hòn bi, đôi tai lớn và mái tóc trông như ngọn lửa đang cháy. Nhìn toàn bộ khuôn mặt, thì có thể thấy người vẽ muốn biểu đạt đây là người kỳ quái, hung tợn.

Lạ nhất là phần khắc họa bụng. Những nét vẽ ở bụng như kiểu giải phẫu, với xương sườn và nội tạng. Tuy nhiên, vì nét vẽ không chi tiết, rõ ràng, nên cũng có thể hiểu đó là áo giáp. 
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04883Hình người?
Riêng hình vẽ phần chân thì mang tính cách điệu nhiều hơn là tả thực. Đôi chân khá nhỏ, đứng trong tư thế… xiêu vẹo. Bàn chân thì không có, nhưng các ngón chân thì dài và ngoằn ngoèo như rễ cây. 

Hai tay người đàn ông này cầm hai thứ vũ khí khác nhau. Tay phải cầm quả chùy cán dài, tay trái cầm thanh đao và giương ra hai bên như thể đe dọa. Xét về mặt tổng thể, có thể tưởng tượng đây là một chiến binh.

Xung quanh người đàn ông hung tợn ấy có hàng loạt hình vẽ người khác nữa. Các hình vẽ đều nhỏ hơn người đàn ông ở trung tâm. Có hình cầu kỳ với đầy đủ tay chân, đầu tóc, vũ khí, song có hình rất đơn giản, chỉ gồm cái đầu tròn xoe và thân hình bầu, thêm cái tay nữa.
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04918Hình vẽ đơn giản.
Phổ biến nhất có lẽ là hình người, gồm cả trai lẫn gái nhảy múa bên nhau, rồi hình người tay cầm dao kiếm. 

Lạ nhất là một khu vực dày đặc người, nhảy múa có hàng có lối. Phía trên cùng là một người đang ngồi không rõ trên ghế hay ngai vàng. Hình nhìn vẽ này, có thể liên tưởng người ngồi trên ghế là ông chủ, vua chúa, đấng tối cao. Tuy nhiên, người ngồi trên ghế lại giống một đứa trẻ, đầu đội mũ, miệng cười rất tươi.

Nhìn những hình vẽ này, tôi thấy nhiều sắc thái biểu cảm, nhiều khung cảnh, trường đoạn cuộc sống hiện lên. Tôi đã mường tượng đến hình ảnh về chiến tranh, về đời sống thường nhật, về các lễ hội… 

Ngoài hình người, thì còn xuất hiện một số ký tự. Một số chữ giống chữ Nho, song có chữ như thể tượng hình tả một con vật nào đó. 
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04920Hình cậu bé ngồi trên ghế cười tươi.
Tôi cứ vục nước té lên khắp mái đá, để rồi ngắm nhìn không chán mắt những bích họa ma quái, kỳ lạ, lúc ẩn, lúc hiện trên vách đá.

Điền đã ở địa phương, thì tôi thu thập được một số huyền thoại mang màu sắc hư nhiều hơn thực về những hình vẽ này từ các cụ già.

Nhiều người tin rằng, đây là hình vẽ của ma quỷ. Chuyện này bắt nguồn từ việc có một người bỏ làng vào vách đá này sinh sống. Thế nhưng, đêm ngủ, ông ta toàn mơ thấy những hình vẽ màu đỏ trên núi nhảy múa, dao kiếm va chạm loảng xoảng. Sợ quá, ông bỏ núi về lại làng.
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04921Hình ảnh nhảy múa.
Cũng có lời đồn khác rằng đây là bản đồ kho báu. Các cụ già kể rằng, vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều người Trung Quốc tìm đến khu vực này đào bới. Ngày đó, cạnh mái đá có hình vẽ tồn tại một ngôi chùa, nhiều con rùa đá. Nhưng khi những người lạ nọ kéo đi, nhân dân vào dãy núi, thì không còn thấy con rùa đá nào cả.

Người dân tin rằng, thời Bắc thuộc, người phương Bắc đã cướp bóc của cải, nhưng không đem về được, nên chôn giấu ở khu vực này, rồi vẽ bản đồ kho báu lên vách đá. Bản đồ đó chỉ hiện lên khi té nước.

Cũng có một số kiến giải đơn giản hơn, rằng đó chỉ là hình vẽ bọn voọc “mặc quần đùi trắng” ở khu ngập nước Vân Long.
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG5368TS. Trình Năng Chung (đứng giữa) đang giải mã bích họa cho các nhà khoa học.
Tôi đã mang tất cả ảnh chụp bích họa mái đá ở Vân Long đến một số nhà khảo cổ học, nhưng người quan tâm nhất, sung sướng nhất là TS. Trình Năng Chung (Trưởng phòng Khoa học, Viện Khảo cổ học Việt Nam). TS. Chung đã thốt lên: “Cả đời nghiên cứu khảo cổ, song đây là lần đầu tiên tôi được thấy những nhai bích họa trên đá ở Việt Nam!”.

Quan sát những bức ảnh, TS. Chung mô tả: “Người xưa sử dụng mực màu đỏ, loại màu chủ yếu vẽ trên đá. Vẽ theo phong cách tả thực, rõ hết đầu, tai, mắt, mũi. Tay khuỳnh, chân khuỳnh, người nhảy múa, người cầm chùy, đao, lại có ghế ngồi…”. 
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG0124TS. Chung (phải) trước vách đá có nhiều nhai bích họa ở Trung Quốc. Ảnh TS. Trình Năng Chung cung cấp.
Sau khi phóng to, thu nhỏ những tấm ảnh, mô tả một lượt các bích họa, TS. Chung bảo: “Để biết được những thông điệp từ những bích họa này phải về tận nơi, quan sát tổng thể, có cái nhìn toàn cảnh, mới giải mã được điều người xưa muốn nói”.

Và, sau nhiều lần hẹn hò, rồi lại khất hẹn, vì công việc quá bận, đúng 1 năm sau ngày Báo điện tử VTC News đưa tin, TS. Trình Năng Chung đã quyết tâm để lại nhiều công việc bộn bề, tìm về khu ngập nước Vân Long, để bắt đầu cuộc nghiên cứu những bích họa lần đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam.


Rất nhiều khả năng đó là viên đao phủ. Xưa kia, đao phủ thường đeo mặt nạ, để “con ma” không nhớ được mặt mình tìm về quấy nhiễu.

Lần vào khu ngập nước Vân Long năm ngoái, đi tìm bích họa trên mái đá Cửa Chùa (sở dĩ gọi là mái đá Cửa Chùa, vì nơi đó từng có ngôi chùa) chỉ có anh lái đò cùng tôi và nhà báo Lê Quân. Chuyện nhà báo đi nghiên cứu bích họa chẳng khác gì thầy bói xem voi.

Lần này, ngoài PGS. TS. Trình Năng Chung, nhà khoa học của thời đại đồ đá, còn có các nhà chuyên môn, chức sắc, gồm nhà nghiên cứu Đặng Công Nga (nguyên Giám đốc Bảo tàng Ninh Bình), Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Ninh Bình, ông Lê Phương Trình, Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Văn Súng, Chủ tịch UBND xã Gia Vân, nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Thị Vân. 

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC05055

Dãy núi Mèo Cào, nơi có bích họa bí ẩn. 

Đích thân ông Trần Xuân Quang, Trạm trưởng Trạm du lịch sinh thái Vân Long chỉ đạo 3 người dân địa phương chèo thuyền chở chúng tôi vào tận dãy núi đá vôi, nơi có “hình ma, chữ quỷ” ẩn hiện trên vách núi Mèo Cào.

Một lát chèo đò, chúng tôi đã có mặt ở mái đá, nơi một năm trước tôi đã kỳ công suốt một ngày trời hết té nước lại chụp ảnh. Cảnh vật thì vẫn như vậy. Cây xoài chỗ nền ngôi chùa cũ quả vẫn sai lúc lỉu như xưa. 

Thế nhưng, dù cố gắng hình dung, tôi vẫn không thể nhớ được những hình vẽ đó tập trung ở khu vực nào. Mái đá ấy khá rộng, cao đến 20m, dài độ 50m, mà bích họa chỉ tập trung ở một vài khu vực, lại ẩn trong đá, nên không dễ dàng tìm lại được.

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04910
Bích họa chỉ hiện ra khi dội nước. 

Tôi đang tính dùng lá sen múc nước té lên vách đá để tìm hình vẽ, thì TS. Trình Năng Chung ngăn lại. Một tay lần trên vách đá, một tay kéo cặp kính lão trễ nải xuống dưới mũi, TS. Trình Năng Chung đã dừng lại ở một điểm tương đối bằng phẳng. 

Quan sát kỹ, tôi mới thấy một hình thù màu đỏ nhạt, rất mờ. Nếu nhìn thoáng qua thì không thể phát hiện được. Quả thực, tài phán đoán của TS. Chung rất đáng nể. Điều đó thể hiện kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về nhai bích họa của ông.

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG5408
TS. Trình Năng Chung đo một bích họa. 

Ông đứng sát vách đá quan sát cẩn thận, rồi lại lùi ra xa, đến tận mép nước để hình dung toàn cảnh. Từ những nét cực kỳ mờ ảo đó, TS. Trình Năng Chung mô tả hình thù một người đầu tròn, có mắt, miệng, tay chân khuỳnh khoàng. Với những mô tả đó, tôi đã biết ông đang nói về nhân vật trung tâm của bích họa mà tôi được nhìn thấy từ năm ngoái khi hắt nước lên.

TS. Chung khẳng định rằng: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là nhai bích họa. Chất liệu để vẽ bích họa là thổ hoàng, một loại khoáng chứa ôxít sắt. Thổ hoàng được nghiền thành bột, trộn với một số loại nhựa cây đặc biệt rồi dùng để vẽ”.

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04908
Đây là viên đao phủ? 

Theo TS. Chung, ở Quảng Tây (Trung Quốc), người xưa bắc giàn giáo rất cao, ở những vách đá cheo leo bên sông để vẽ, nhưng ở đây, người xưa đứng ngay dưới đất để vẽ, bởi hầu hết các hình vẽ đều ở tầm với, độ cao dưới 2m.

Về chuyện đồn đại đây là “hình ma, chữ quỷ”, bởi nó chỉ hiện lên khi có mưa hoặc hắt nước vào, TS. Trình Năng Chung bác bỏ ngay. Theo ông, dùng thổ hoàng vẽ, loại mực này sẽ ngấm vào vách đá và giữ màu sắc rất bền, dù cả ngàn năm mưa nắng bào mòn, vẫn không hết được. 

Lẽ ra, hình vẽ này sẽ không lúc ẩn lúc hiện, nếu như không có sự tác động của con người. Sở dĩ, hình vẽ rơi vào hiện tượng “ma quỷ” là vì người dân địa phương từng dựng lò nung vôi ở sát vách đá. 

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04922
Nhiều bích họa đã bị phá hoại nghiêm trọng. 

Sức nóng của lò nung vôi đã làm phong hóa mái đá, khiến đá khô kiệt, nét vẽ mờ dần. Vậy nên, chỉ khi nào té nước vào, xảy ra phản ứng, màu sắc của thổ hoàng mới hiện lên. 

Ngoài ra, quan sát vách đá, TS. Chung cũng cho rằng, vách đá đã bị con người tác động quá nhiều. Theo ông, không có chuyện hình vẽ vĩnh cửu ẩn trong đá. Thổ hoàng dù ngấm vào trong đá, nhưng cũng chỉ được mức độ nào đó thôi. Nhiều nét vẽ đã bị con người đục đẽo biến mất hoàn toàn.

Sau khi TS. Chung mô tả sơ qua bức tranh cực kỳ mờ ảo, mà không phải ai cũng nhìn thấy, thì chúng tôi múc nước té lên vách đá.

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG3588
Hình ảnh nhảy múa. 

Nước chảy, vách đá dần hiện ra những đường nét màu đỏ thẫm. Mặc dù đã biết trước hiện tượng này qua loạt bài viết trên VTC News, song các nhà khoa học vẫn hết sức ngạc nhiên. 

Mọi nghiên cứu tập trung vào tấm hình người đàn ông dữ tợn, cổ quái. TS. Trình Năng Chung sử dụng thước đo, rồi vẽ lại chi tiết bích họa này. Theo đó, hình người đàn ông cao 50cm, bề ngang 32cm.

Đáng chú ý, phía dưới chân người đàn ông có 4 chữ Hán, nhưng 2 chữ đã mất nét nên không đọc được. Các nhà nghiên cứu đoán được 2 chữ gồm “đại” (đồ?!) và thạch (động?!). Theo đó, nhiều khả năng 2 chữ này có nghĩa là bức tranh lớn trong động đá (?!).
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG0116

Bích họa ở Quảng Tây (Trung Quốc). Ảnh TS. Trình Năng Chung cung cấp. 

Như đã mô tả ở loạt bài viết năm 2011, chúng tôi đoán rằng, phần bụng người đàn ông dữ tợn này được vẽ theo lối “giải phẫu”, bởi thấy cả xương sườn, nội tạng, tuy nhiên, theo TS. Trình Năng Chung, đây là hình một chiếc đầu lâu hoặc mặt nạ. Ông Chung chỉ cho mọi người thấy sợi dây từ cổ xuống bụng hình vẽ và đoán có thể đó là dây đeo mặt nạ hoặc đầu lâu người.

Theo ông Chung, đây có thể là tả thực về người đàn ông có quyền lực lớn, nắm quyền sinh quyền sát. Rất nhiều khả năng đó là viên đao phủ. Xưa kia, đao phủ thường đeo mặt nạ, để “con ma” không nhớ được mặt mình tìm về quấy nhiễu. Cũng có thể đó là đầu lâu của nạn nhân.

Điểm rất quan trọng mà TS. Chung phát hiện ra, đó là 2 hình người nhỏ, bị người đàn ông dẫm chân lên (?!). Điều này càng khẳng định đây là một người đàn ông có uy quyền lớn trong xã hội.

Tuy nhiên, để giải mã rõ hơn nữa về nhân vật trung tâm của bức tranh này, thì cần phải có nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng các phương pháp khoa học để xác định niên đại bức tranh…
Các nhà khoa học trên thế giới đã có một quá trình nghiên cứu lâu dài về nhai bích họa, song chưa thống nhất cách giải mã. Tuy nhiên, phần lớn đều cho rằng, các nhai bích họa thể hiện một sự kiện lịch sử, văn hóa, chúc mừng một chiến thắng vĩ đại của một cuộc chiến tranh nào đó. Ngoài ra, nó được cho là “di tồn văn hóa vu thuật”, là những tác phẩm có ý thức tôn giáo nguyên thủy.

Ở Trung Quốc hoặc một số nước, loại hình nghệ thuật này rất kỳ lạ. Các nham họa thường nằm ở vị trí vô cùng nguy hiểm, cao hàng trăm mét trên vách đá dựng đứng, cạnh các khúc sông sâu, chảy mạnh, nên không có phương tiện không thể phát hiện ra được. Vì lý do này mà các nhà khoa học tin rằng, các nhai bích họa có quan hệ với việc cúng tế thủy thần, hoặc như những lá bùa trấn thủy…

Còn tiếp…


Từ nhân vật trung tâm là người đàn ông dữ tợn của nham bích họa (Gia Vân, Gia Viễn, Ninh Bình), PGS.TS. Trình Năng Chung mở rộng diện quan sát ra những hình vẽ xung quanh. Hầu hết các hình vẽ thể hiện điệu bộ, dáng vẻ của con người, nhưng tiết diện hình vẽ nhỏ hơn và đơn giản hơn.

Ngay phía dưới người đàn ông dữ tợn, tức phía trên cùng của một nhóm người nhỏ là hình một người ngồi trên ghế, đầu đội mũ, mang khuôn mặt tươi vui. Phía dưới hình này là những hình người mang tính cách điệu cao, người cầm dao, người cầm chùy, người đang túm người khác quăng đi, người nắm tay nhau nhảy múa…
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC05055

Khu ngập nước Vân Long

Theo TS. Trình Năng Chung, nhìn một cách tổng quát, thì có thể bích họa mô tả một buổi hành hình, hoặc tra tấn. Những người thực thi nhiệm vụ tra tấn đều có vũ khí trong tay, mang khuôn mặt dữ tợn. Ngược lại, những nạn nhân đều mang dáng vẻ sợ hãi, không có vũ khí.

Từ bích họa mà người đàn ông dữ tợn là trung tâm, các nhà nghiên cứu mở rộng phạm vi tìm kiếm ra khắp vách đá. Chúng tôi thay nhau vục nước dưới đầm sen té lên vách đá. 

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG5377
Người đàn ông dữ tợn dẫm chân lên hình người nhỏ xíu.

Nước chảy đến đâu, những bích họa đỏ ối hiện lên đến đó. Từ những vách đá trơn nhẵn, đến vách đá xù sì, bị đục đẽo nham nhở, phong hóa mài mòn, cũng đều có bích họa. Tuy nhiên, những hình vẽ ở vị trí xa người đàn ông dữ tợn đều nhỏ và rời rạc.
Nham bích họa trên vách đá xuất hiện nhiều nhất ở núi Hoa Sơn (Quảng Tây, Trung Quốc), cách Việt Nam không xa. Ngoài ra, loại bích họa này còn có ở miền Trung Thái Lan, đảo Java (Indonesia). Ở Quảng Tây, bích họa xuất hiện dọc vách đá của một con sông dài cả trăm km. Tuy nhiên, các nham họa ở Trung Quốc mang phong cách biểu tượng, còn những hình vẽ mái đá Cửa Chùa thì mang phong cách tả thực.

Theo ông Trần Xuân Quang, Trạm trưởng Trạm du lịch sinh thái Vân Long, sở dĩ bích họa chỗ người đàn ông dữ tợn còn giữ được tương đối nguyên vẹn, vì ít bị tác động nhất của lò nung vôi. Lớp đá ở những vị trí sát với lò nung vôi bị biến chất nặng nề. Ngoài ra, nhiều chỗ bị những người thiếu ý thức đục đẽo sâu vào vách đá, làm mất đường nét.

Nhưng điều khá đặc biệt, là các nhà nghiên cứu tìm thấy một số chữ Hán. Có chữ ở độ cao lên tới 4m. Để vẽ được chữ ở độ cao này, phải dùng thang, giàn giáo, cũng có thể người xưa trèo lên cành cây để vẽ. 

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04883
Người, khỉ, hay mèo?

Tuy nhiên, hầu hết những chữ này đều mất nét, mờ, rất khó đọc. Duy nhất có 2 chữ còn rõ ràng, mà các nhà nghiên cứu đều đọc được, đó là 2 chữ “bất bình”. 

Qua nghiên cứu nét mực thổ hoàng, độ mờ, phong cách thể hiện, TS. Trình Năng Chung tin rằng, những chữ Hán, một số hình vẽ nhỏ xung quanh chữ, có liên hệ với hệ thống bích họa quanh người đàn ông dữ tợn. Theo ông, chúng đều cùng một tác giả hoặc nhóm tác giả và cùng được thực hiện vào một thời điểm nhất định.

 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  DSC04922
Bích họa bị mờ vì sự phá hoại của con người.

Từ 2 chữ này, cùng với nội dung của bích họa, các nhà nghiên cứu đưa ra vài đáp án để giải mã. Thông điệp mà người xưa chuyển tải, có thể là: “Hình phạt gây bất bình cho xã hội”, “nơi giải quyết chuyện bất bình” hoặc “bất bình với xã hội”...
 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG5401_1
Vì chỉ đọc được 2 chữ, nên các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những phán đoán đại loại như vậy. 




 [Box Tâm Linh] - Hình Ma Chữ Qủy ở Ninh Bình  IMG5410

Các nhà khoa học đều cố gắng chụp lại các nét chữ bị mờ, vẽ lại các hình để tiếp tục nghiên cứu, giải mã kỹ hơn.

Trong loạt bài viết năm 2011, khi phát hiện những bích họa trên vách đá, tôi đã cố gắng tìm hiểu lịch sử vùng đất và đưa ra một số giả thuyết về chủ nhân của những bích họa này. 

Theo đó, ngay cạnh vách đá có bích họa là hang Thúi Thó, nơi cư ngụ của người tiền sử 10 ngàn năm trước, đo đó, có thể chủ nhân của những hình vẽ này là người tiền sử. 

Đến thời Hai Bà Trưng, vùng đất Vân Long là nơi ở của tứ vị Hồng Nương, là 4 vị nữ tướng của Hai Bà Trưng. Khi Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, 4 bà đã rời vùng quê Gia Viễn theo Hai Bà Trưng đi đánh giặc Hán. Đánh đuổi giặc Hán rồi, 4 bà lại về vùng đất này sinh sống. Do đó, bích họa có thể xuất hiện từ đầu công nguyên.




Các nhà nghiên cứu đang ghi chép, giải thích các bích họa trên mái đá Cửa Chùa.

Năm 1956, GS. Dương Chí Thành, thuộc Học viện dân tộc Trung ương Trung Quốc, đã công bố tài liệu “Ninh Minh huyện Minh Giang lưỡng ngạn nhai bích cổ họa điều tra” (tài liệu nghiên cứu về nham bích họa) cho rằng, những bích họa ở Quảng Tây mô tả cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị đầu Công nguyên. GS. Thành cho rằng, những bích họa này là di tồn của cuộc khởi nghĩa đó.

Từ nghiên cứu của ông Dương Chí Thành, mà suy diễn những nham bích họa ở mái đá Cửa Chùa xuất phát từ thời Hai Bà Trưng, cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên, giả thiết đáng tin nhất là nham bích họa ở khu ngập nước Vân Long xuất hiện từ thời Đinh hoặc Tiền Lê, cách đây hơn 1.000 năm. Những bích họa này có thể liên quan đến việc vua Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp 12 sứ quân? Hình ảnh người to lớn tay cầm chùy, tay cầm đao là tướng, còn những người nhỏ nhảy múa reo hò, tay cầm vũ khí là quân, ăn mừng chiến thắng? Những người bị trừng phạt chính là kẻ thất bại?

Theo TS. Trình Năng Chung, xét về bối cảnh lịch sử, thì vùng đất Gia Viễn – Hoa Lư là nơi in đậm dấu tích các vương triều Đinh, Tiền Lê. Vùng Gia Viễn cũng là quê hương của hoàng đế Đinh Tiên Hoàng. 

Mặc dù là nhà nước quân chủ tập quyền đầu tiên, còn rất non trẻ, nhưng nhà Đinh rất coi trọng hình pháp và hình pháp vô cùng hà khắc. Theo sử sách, vua Đinh cho đặt vạc dầu lớn, nuôi hổ dữ để trừng trị tội phạm, những kẻ nổi loạn, chống đối.


Hình ảnh ông vua Lê Long Đĩnh?

Dưới thời vua Lê Đại Hành, hình pháp càng trở nên hà khắc. Các quan, tướng, dù mắc lỗi nhỏ cũng bị xử tử. 

Thời Lê Long Đĩnh thì hình pháp trở nên quái dị. Sử sách mô tả ông vua này như một quái nhân, thích chứng kiến những trò hành hình dã man như xẻo thịt, róc xương, đốt người, bắt người trèo cây cao rồi chặt cây đổ chết… Ông vua này còn róc mía bằng dao sắc trên đầu nhà sư. Ông ta cố tình chém vào đầu nhà sư đến chảy máu.

Hình vẽ một người ngồi trên ghế (ngai vàng) quan sát cảnh hành hình với cái miệng nhoẻn cười, khiến TS. Trình Năng Chung liên hệ với cách hành xử của ông vua Lê Long Đĩnh. 

Tuy nhiên, theo TS. Chung, tất cả những phân tích, giải mã trên đây mới dừng lại ở giả thuyết. Để có được giải mã toàn diện cần phải tiếp tục nghiên cứu và phải có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu khác nữa.

Chúng tôi rời khu ngập nước Vân Long trong buổi chiều tà. Đàn voọc mông trắng hót ríu ran trên dãy Hoàng Quyển xa xa. Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, hệ thống bích họa còn chứa đựng rất nhiều bí ẩn và còn cần phải quay lại nhiều lần để tiếp tục giải mã.

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết