Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


'Nếu treo cổ, cắt tay hay chạy ra đường để xe đâm sẽ rất đau đớn và không toàn thây vì thế tôi sẽ chọn một cách nhẹ nhàng hơn là uống thuốc ngủ...' - ngay sau tâm sự này là một loạt cẩm nang hướng dẫn chết được gửi đến.


Giật mình “cẩm nang tự tử”

Khi đọc được dòng trạng thái trên của một thành viên trên mạng xã hội, đang là học sinh lớp 11, ai cũng thấy khá choáng váng.

Dưới đây là những dòng tâm sự về bế tắc ở trường của cậu học sinh này. “Mình không thể tưởng tượng được cô giáo lại nghi mình là kẻ ăn cắp. Hôm đó là hạn nộp cuối cùng đóng tiền học phí nên các bạn trong lớp mình đều mang tiền để nộp cho cô giáo chủ nhiệm. Đến tiết thể dục, cả lớp ra sân để chạy khởi động, chỉ còn lại mình trong lớp (do hôm đó mình xin phép thầy nghỉ vì cảm thấy không được khoẻ).

Lúc đó, mình gục xuống bàn ngủ thiếp đi, chỉ đến khi các bạn kết thúc tiết học, quay lại lớp, mình mới choàng tỉnh dậy. Đến tiết của cô giáo chủ nhiệm, các bạn đem tiền nộp cho cô giáo thì một bạn ngồi ngay cạnh mình kêu mất tiền. Khi cô hỏi: “Ai là người ở lại khi các em ra sân tập thể dục?”, mọi người đều đổ dồn ánh mắt về phía mình.

Mình đã trình bày rõ sự việc và khẳng định trước cả lớp và cô giáo rằng không hề lấy số tiền đó. Nhưng cuối buổi học cô giáo đã gọi mình lên phòng hiệu trưởng nói: “Nếu em trót lấy số tiền của bạn, em hãy thành thật vì bây giờ chỉ có em và cô, không có các bạn nên em không cần xấu hổ”. Mình đã hét lên: “Tại sao cô không tin em, em không phải là kẻ ăn cắp”".



 Teen lên mạng dạy nhau tự tử  Tin1

Sau những dòng tâm sự đầy oan ức, thành viên này đã viết dòng trạng thái: “Mình rất sợ làm gì sai để ảnh hưởng đến lớp hoặc bị các bạn chế giễu. Mình hoàn toàn suy sụp và không thể gượng dậy được. Hãy cho mình lời khuyên”.

Và những đường dẫn đưa đến các tiêu đề sốc như: cẩm nang dạy tự tử, cẩm nang tìm đến cái chết, cách dạy bạn trẻ tự tử… được các thành viên đưa ra lời khuyên trước những dòng tâm sự không chỉ riêng với thành viên này mà còn cho các bạn trẻ đang tuyệt vọng, muốn tìm đến cái chết.

Theo một đường link, có thể thấy danh sách những cách chết được liệt kê ở cẩm nang tự tử được “tác giả” ghi lại rất chi tiết, miêu tả trạng thái, cách thức thực hiện kèm theo rất nhiều gạch đầu dòng trong phần lưu ý để những bạn có ý định tự tử biết trước và chọn cho mình một cái chết phù hợp.

Ví dụ, cách tự tử bằng thuốc ngủ được miêu tả: “Uống thuốc ngủ là cách tự tử nhẹ nhàng được mọi lứa tuổi ưa chuộng... nó chỉ êm đềm như một giấc ngủ ngon để sang thế giới bên kia. Cách thực hiện là ra hiệu thuốc mua khoảng 150 vỉ thuốc ngủ… Nên thuê phòng trong khách sạn tự tử cho lịch sự, vừa thanh thản, vừa được lên báo”. Bên cạnh đó còn có cách chết “mất máu nhiều quá mà thăng” cũng được miêu tả khá rùng rợn...

Không chỉ là đùa giỡn

Ngoài cách tự tử bằng thuốc ngủ, tự sát thương… còn nhiều cách dạy tự tử khác được các bạn trẻ truyền nhau trên mạng như nhảy sông, nhảy cầu, treo cổ, tai nạn giao thông, điện giật… Thậm chí, hàng chục cách tự tìm đến cái chết được cẩm nang đưa ra dưới những cái tên chỉ có trong phim chưởng như hỏa phụng bái thiên (tự thiêu bằng xăng), sấm chớp vang trời (điện giật trong bồn tắm)…

Sau khi “tư vấn” những cách tự tử này, “tác giả” khuyến cáo người đọc chỉ xem để biết cho vui chứ không nên làm theo và không chịu trách nhiệm nếu ai đó thực hiện theo những hướng dẫn này. 

Điều đáng nói, khá nhiều bạn trẻ tỏ ra đồng tình và đưa ra những lời bình luận khiến người xem "dựng tóc gáy".

Tuy nhiên, những cách chết tưởng chỉ là đùa giỡn này, lại được không ít bạn trẻ thực hiện, thậm chí nhiều vụ tự tử còn có “kịch bản” khá giống với những nội dung mà họ “mách” nhau trên diễn đàn dành cho tuổi mới lớn. 

Thời gian gần đây, đã có rất nhiều vụ tự tử xảy ra khiến không ít người phải giật mình. Gần đây, ngày 17.3, ba học sinh nữ lớp 7A2, trường THCS Phan Chu Trinh (xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil - Đắk Nông) bỗng nhiên ngất xỉu. Các em được chuyển ngay đến Trung tâm Y tế huyện Đắk Mil - Đắk Nông để cấp cứu. Nhưng khoảng 30 phút sau, cả 3 học sinh này đều tử vong.

Cơ quan công an Đắk Mil đã tìm thấy một chai nước cam uống dở và lá thư các em viết có nội dung được cùng nhau chết. Nguyên nhân được xác định là 3 em học sinh đã rủ nhau uống thuốc độc tự tử.

Trước đó, ngày 13.4, một học sinh lớp 12 ở trường THPT Thanh Chương 1 (huyện Thanh Chương, Nghệ An) đã gieo mình xuống dòng sông Lam tự vẫn. Được biết, cho đến trước thời điểm quyên sinh, nữ sinh lớp 12 này vẫn vui vẻ bình thường.

Ngày 11.3, em L.T.D, học sinh lớp 11, trường Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) đã ăn lá ngón tự vẫn vì đã làm hỏng chiếc điện thoại di động bố cho.

Ngày 28.2, bị nghi ngờ ăn trộm đồ đạc, nữ sinh M.T lớp 12 Anh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) đã thắt cổ tự tử trong ký túc xá. 

Ngày 10.2, cháu L.T.H, học sinh một trường cấp 2 tại Hải Dương đã tự tử vì bị cho rằng ăn trộm quần áo tại một cửa hàng.

Đầu năm 2012, bị cô giáo bắt chép lại bài kiểm tra, một nữ sinh lớp 12 trường THPT Tư thục Đông Quan (huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã nhảy từ tầng 2 xuống đất tự tử. 

Khi nói về những sự việc đáng tiếc trên, nhiều người cho rằng, trách nhiệm lớn nhất thuộc về gia đình và nhà trường. Họ đã không quan tâm và có biện pháp định hướng cho con em mình. Đa phần, nhà trường và các bậc phụ huynh đều không nhận ra con mình bị trầm cảm, tiêu cực, mất lòng tin trong một thời gian dài.

“Dù cuộc sống vật chất của trẻ hiện nay khá đầy đủ nhưng nhiều khi các em vẫn cảm thấy cô đơn ngay chính tại gia đình mình. Trong khi đó, khi tới trường, các em chủ yếu được trang bị con chữ, kiến thức sách vở nhưng lại không được cung cấp kỹ năng sống. 

Mặc dù, nhiều em muốn chứng tỏ cái tôi trước người lớn nhưng thực ra rất yếu đuối, cần sự chia sẻ. Khi trẻ gặp bế tắc, không tìm ra được hướng giải quyết cơ bản, thì với sự bồng bột, ngây thơ, việc các em tìm đến cách giải quyết tiêu cực là điều rất dễ xảy ra”, cô Dương Kim Duyên, nguyên giáo viên trường THCS Ngọc Thuỵ (quận Long Biên, Hà Nội) nhận xét.

Trẻ thiếu kỹ năng sống

Trẻ em hiện nay lớn hơn trước kia cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ tự trọng hơn và có những hành động liều lĩnh hơn. 

Các bậc phụ huynh cứ tưởng con em mình vẫn còn trẻ con nên xúc phạm, chửi mắng như thế nào cũng được, nhưng họ đã nhầm. Ở các nước khác, các trường tiểu học, THCS đều có những lớp, trung tâm tư vấn tâm lý cho học sinh. Đây là nơi để giới trẻ giãi bày tâm sự rồi thầy cô sẽ có cách tháo gỡ hợp lý.

Tuy nhiên, ở Việt Nam lại chưa có. Đối với nhóm trẻ thích "bùng nổ", nếu có vấn đề khó khăn về mặt tâm lý, các em thường thích đánh nhau hay bỏ nhà ra đi để tự giải tỏa cảm xúc. Còn đối với nhóm trẻ học giỏi, không bộc lộ cảm xúc, các em thường chọn cái chết hay tự hành hạ bản thân trước những thất bại nhằm giúp người thân bừng tỉnh. Nhiều em học giỏi, có cá tính thường chọn cái chết để chống đối lại những quyết định của người lớn.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học - Viện KHXH&NV cho biết: “Hiện trong nhiều gia đình chưa có sự tương tác giữa cha mẹ và con cái, mối quan hệ giữa các thế hệ còn lỏng lẻo, thiếu một số chức năng và có tính chất phó mặc cho nhà trường và xã hội.

Trong những trường hợp này cái đáng buồn nhất là khi xảy ra sự việc con trẻ tìm đến cái chết mà bố mẹ vẫn không hiểu được nguyên nhân vì sao, do không biết được con mình đã bị trầm cảm, tiêu cực, mất lòng tin trong một thời gian dài trước đó.

Còn từ phía nhà trường, các thầy cô, tập thể lớp và Đoàn, Đội, các mối quan hệ này đang trở nên xơ cứng, thiếu dần giá trị nhân văn. Muốn cải thiện được tâm lý tiêu cực của học trò, ngoài sự quan tâm hơn nữa của cha mẹ, thầy cô thì các nhà trường nên tăng cường đưa kỹ năng sống vào giảng dạy cho học sinh để các em có đủ năng lực để có thể chống chọi với những biến cố của cuộc sống nội tâm và xã hội”.

Tiếp xúc điều trị nhiều ca bệnh trầm cảm, đòi tự tử của các bạn trẻ, bác sĩ Trần Thị Thu Hà, bệnh viện Bạch Mai, cho rằng đây là hiện tượng đáng báo động.Thực trạng này dấy lên mối lo ngại lớn về sự bấn loạn trong tâm lý tuổi vị thành niên. Do chưa được trang bị những kỹ năng sống, chưa có lối sống tích cực, nên khi lâm vào hoàn cảnh bế tắc, nhiều bạn trẻ không đủ sáng suốt, tỉnh táo và coi tự tử là cách kết thúc những bế tắc của mình…

Theo An Ninh Thủ Đô

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết