I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nê-pan (The Federal Democratic Republic of Nepal)
2. Thủ đô: Cát-man-đu (Kathmandu)
3. Vị trí địa lý: Nê-pan nằm trên triền núi phía Nam dãy Himalaya, Bắc giáp Trung Quốc, phần còn lại giáp Ấn Độ. Nê-pan là đất nước không có đường bờ biển.
4. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa nhưng do đặc điểm địa hình nên càng về phía bắc, khí hậu càng lạnh và có băng tuyết. Đỉnh Everest tuyết phủ 6 tháng trong năm (là đỉnh cao nhất thế giới 8.850m).
5. Diện tích: 147.181 km2
6. Dân số: 29.563.377 người (7/2009), gồm các dân tộc Brahman, Chetri, Newar, Gurung, Magar, Tamang, Rai, Limbu, Sherpa, Tharu, v.v...
7. Tôn giáo: Hindi (81%), Phật giáo (11%), Hồi giáo (4%) và tôn giáo khác (4%).
8. Ngôn ngữ: Tiếng Nepali (ngôn ngữ chính thức) khoảng 47,8% dân số sử dụng, tiếng Anh được sử dụng phổ biến.
9. Ngày Quốc khánh: Quốc hội năm 2006 đã bỏ ngày Quốc khánh trước đây (9/11/1990), hiện chưa chọn ngày Quốc khánh mới.
10. Đơn vị tiền tệ: Rupi Nê-pan (NPR).
11. Thể chế chính trị: Dân chủ đại nghị.
- Nguyên thủ Quốc gia là : Tổng thống
- Đứng đầu Chính phủ là: Thủ tướng
- Quốc hội gồm 601 ghế: 240 ghế bầu trực tiếp; 335 ghế bầu theo chế độ tỷ lệ; 26 ghế do Nội các chỉ định.
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 15/5/1975, Việt Nam và Nê-pan lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ.
2. Chính trị:
- Nhân dân Nê-pan có cảm tình sâu sắc và ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất của nhân dân Việt Nam. Tháng 7/1966, Quốc hội Nê-pan ra nghị quyết lên án Mỹ ném bom Hà Nội, Hải Phòng. Tháng 9/1973, Nê-pan bỏ phiếu ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam làm thành viên Phong trào Không Liên kết. Sau khi Việt Nam giải phóng Miền Nam, Nê-pan chủ động đặt vấn đề lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tháng 2/1977, Thứ trưởng Ngoại giao - đặc phái viên của Thủ tướng Việt Nam thăm Nê-pan. Tháng 12/1978, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh thăm Nê-pan.
- Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới, nhất là với việc Việt Nam đang đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, vai trò được nâng cao ở khu vực và trên trường quốc tế, Nê-pan càng mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với Việt Nam. Tháng 12/2003, đồng chí Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm các vấn đề xã hội của Quốc hội thăm Nê-pan. Tháng 12/2004, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch, Hàng không Nê-pan đến Việt Nam trong chương trình Khảo sát Du lịch do một công ty Hà Lan mời và đã làm việc với Lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam.Trong năm 2009, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Nê-pan thăm Việt Nam (tháng 1); Chánh án Tòa án Tối cao Nê-pan Min Bahadur Rayamajhi thăm và dự Hội nghị Tòa án Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 13 (tại Tp Hồ Chí Minh, từ ngày 9-12/11).
- Đảng Việt Nam có quan hệ tốt với Đảng Cộng sản Nê-pan Mao-ít Thống nhất và Đảng Cộng sản Nê-pan Thống nhất Mác-xít Lê-ni-nít. Tháng 2/2009, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban kiểm tra Trung ương Phạm Thị Hải Chuyền đã sang thăm Nê-pan dự Đại hội VIII của Đảng CPN-UML.
- Ngày 9/8/2006, Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Trần Văn Tùng kiêm nhiệm Nê-pan đã trình Quốc thư lên Nhà vua Nê-pan.
- Từ năm 2008, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan kiêm nhiệm Nê-pan. Cho đến năm 2008, Đại sứ của Nê-pan tại Myanmar kiêm nhiệm Việt Nam. Năm 2009, Đại sứ của Nê-pan tại Hàn Quốc kiêm nhiệm Việt Nam đã trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vào ngày 3/12.
3. Kinh tế:
Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam-Nê-pan còn nhỏ bé. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 235 triệu USD (2008). Việt Nam xuất chủ yếu sản phẩm chất dẻo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, hạt tiêu.
Địa chỉ Đại sứ quán Vương quốc Nêpan tại Hàn Quốc, kiêm nhiệm Việt Nam:
Địa chỉ: YANGGON, 244-143 Huan-dong Seoul
Điện thoại: +82-2-37899770
Fax: +82-2-7368848
Email:
nepembscoul@yahoo.comWebsite: nepembscoul.gov.np
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 12/2009)