Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


CỘNG HOÀ IN-ĐÔ-NÊ-XI-A   Indonesia-1.bmp


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên nước: Cộng hoà In-đô-nê-xi-a (Republic of Indonesia)
Thủ đô: Jakarta
Ngày quốc khánh: 17/8
2. Vị trí địa lý: Inđônêxia là một quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tại khu vực Đông Nam Á.
3. Diện tích: 1.919.440 km2 (diện tích đất: 1.826.440 km2, diện tích mặt nước: 93.000 km2)
4. Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm với hai mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Khí hậu ôn hoà hơn ở các cao nguyên.
5. Dân số: 251.973.000 (ước tính 2005)
6. Địa hình: Phần lớn là vùng đất thấp ven biển, các đảo lớn có núi bên trong.
7. Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, thiếc, khí tự nhiên, niken, gỗ, bôxit, đồng, đất đai màu mỡ, than đá, vàng, bạc.
8. Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán nghiêm trọng, sóng thần, động đất, núi lửa, cháy rừng
9. Các vấn đề về môi trường: Rừng bị tàn phá nặng nề, ô nhiễm nước và không khí trong các đô thị, khói bụi do cháy rừng xảy ra ngày càng trầm trọng, gây ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn, lan sang cả các nước láng giềng.
10. Chính thể: Cộng hoà.
11. Hiến pháp: Thông qua tháng 8-1945
12. Quyền bầu cử: 17 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu và những người có vợ (hoặc chồng) thì không tính đến tuổi tác.
13. Cơ quan hành pháp
Người đứng đầu nhà nước và chính phủ: Tổng thống.
Bầu cử: Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm.
14. Cơ quan lập pháp: Quốc hội (550 ghế, các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm).
15. Cơ quan tư pháp: Toà án Tối cao, các thẩm phán do Tổng thống bổ nhiệm.
16. Ngôn ngữ: Tiếng Ba-ha-sa In-đô-nê-si-a (ngôn ngữ chính thống, bắt nguồn từ tiếng Malaixia), tiếng Gia-va, Ma-đu, Sun-đa, tiếng Anh, tiếng Hà Lan và khoảng hơn 20 thứ tiếng khác.
17. Đơn vị tiền tệ: Đồng Ru-pi-a (Rupiah)
18. Thành viên các tổ chức: APEC, ARF, AsDB, ASEAN, BIS, CP, FAO, G-15, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICFTU, ICRM, IDA, IDB, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM (observer), ISO, ITU, MIGA, MONUC, NAM, OIC, OPCW, OPEC, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UNMIL, UNOMIG, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO.

II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 10/8/1964
2. Một số hiệp định, văn bản hai nước đã ký kết:
- Tuyên bố về Khuôn khổ Hợp tác Hữu nghị và Toàn diện bước vào thế kỷ 21
- Hiệp định Phân định ranh giới thềm lục địa
- Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông
- Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em,…
3. Quan hệ chính trị, ngoại giao:
- Hai nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán tháng 12/1955 và nâng lên hàng đại sứ ngày 15/8/1964 (được coi là ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao).
- Trong thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Năm 1963, In-đô-nê-xi-a cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt cơ quan ở Gia-các-ta; đến 29/7/l975, In-đô-nê-xi-a công nhận Chính phủ cách mạng lâm thời.
- Sau đảo chính quân sự 30/9/1965, quan hệ hai nước nhạt đi, nhiều năm không có đoàn qua lại. Sau khi Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973 được ký kết, In-đô-nê-xi-a tham gia Uỷ ban quốc tế ở Việt Nam. Tháng 9/1973, Việt Nam cử Đại sứ đến Gia-các-ta nhận nhiệm vụ.
- Năm 1978, Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang thăm Inđônêxia
- Tháng 11/1990, Tổng thống Xu-hác-tô tới thăm Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống In-đô-nê-xi-a trong 33 năm và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương kể từ 1975.
- Ngày 22/8/2001, Bà Mê-ga-oát-ti đã thăm làm việc tại Việt Nam.
- Chủ tịch Trần Đức Lương thăm chính thức In-đô-nê-xi-a từ ngày 10-12/11/2001.
- Tổng thống Megawati thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25 đến 27/6/2003.
- Bộ trưởng Biển - Nghề cá In-đô-nê-xi-a thăm chính thức 9-10/2/2004.
- Tổng tư lệnh Quân đội In-đô-nê-xi-a Sutarto thăm chính thức Việt Nam từ 2-4/3/2004.
4. Quan hệ kinh tế
a. Quan hệ thương mại.
Kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Inđônêxia tăng khá ổn định trong những năm vừa qua: năm 1998 là 572,6 triệu USD; năm 2002 là 694,59 triệu USD; năm 2003 đạt 1,018 tỷ USD; trong đóViệt Nam xuất khẩu đạt 467,4 triệu USD. Hai tháng đầu năm 2004, kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 196,2 triệu USD (Việt Nam xuất 114,8 triệu).
b. Quan hệ đầu tư
Từ 1998, do lâm vào khủng hoảng kinh tế, đầu tư của In-đô-nê-xi-a vào Việt Nam giảm mạnh: từ 243 triệu USD năm 1999 đến 20/10/2003 còn 174,101 triệu USD với 14 dự án. Đến tháng 10/2004, số dự án còn hiệu lực của Inđônêxia tại Việt Nam lại giảm xuống chỉ còn 12 dự án với tổng vốn đầu tư là 123,052 triệu USD, đứng thứ 5 trong số 8 quốc gia ASEAN đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 21 trong tổng số 68 nước và lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.
Inđônêxia thường tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: Thăm dò và khai thác dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ, sản xuất sợi Polyester và hoạt chất tẩy rửa, may mặc và dịch vụ dầu khí,...
5. Quan hệ văn hoá, xã hội
Từ năm 1991 đến nay, Việt Nam và Inđônêxia đã cử nhiều đoàn cán bộ để học tập, trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực dân số và kế hoạch hoá gia đình. Đặc biệt Việt Nam đã cử trên 200 lượt cán bộ sang tham quan, học tập tại Inđônêxia. Những kinh nghiệm và các bài học thành công của Inđônêxia cũng đã được áp dụng tại Việt Nam. Trong thời gian tới, phía Inđônêxia sẽ cử từ 8-10 cán bộ sang Việt Nam để học tập nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm theo chương trình hợp tác giữa hai nước.
Năm 1999, Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc tặng giải thưởng về công tác dân số, trong đó một phần là nhờ sự đóng góp của Ban điều phối quốc gia về kế hoạch hoá gia đình Inđônêxia.
Với mong muốn mở rộng hợp tác với Inđônêxia và các nước khác trong lĩnh vực dân số, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, ngày 16/5, Việt Nam và Inđônêxia đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em. Bản ghi nhớ trên sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác hiện nay giữa hai nước trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản và chăm sóc trẻ em trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi.
6. Địa chỉ đại sứ quán
Đại sứ quán In-đô-nê-xi-a tại Việt Nam:
Địa chỉ: 50 Ngô Quyền, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-38253353/38257969
Fax: 04-38259274
Email: komhan@hn.vnn.vn
Website: www.indonesia-hanoi.org.vn
Đại sứ quán Việt Nam tại In-đô-nê-xi-a:
Địa chỉ: Jl. Teuku Umar, No 25, Menteng, Jakarta Pusat 10350, Indonesia.
Điện thoại: +62-21-310035/62-21-3149615
Fax : +62-21-3149615
Email: jakarta@mofa.gov.vn
Website : ww.vietnamembassy-indonesia.org
Giờ địa phương so với Việt Nam: +0 giờ
(Nguồn: Bộ Ngoại giao)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết