I. KHÁI QUÁT CHUNG :
1. Tên nước: Mông Cổ (Mongolia)
2. Thủ đô: U-lan Ba-to.
3. Vị trí địa lý: Mông Cổ thuộc vùng Trung Á, bắc giáp Liên bang Nga, nam giáp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tây giáp Kadacstan. Phần lớn lãnh thổ là thảo nguyên, đồng cỏ và đồi núi. Rừng chiếm 10% diện tích, khí hậu lục địa, ít mưa, lạnh giá, mùa đông đến -30, - 400C.
4. Diện tích: 1,565 triệu km2; có 21 tỉnh.
5. Dân số: 2,6 triệu người gồm hơn 10 dân tộc. Dân tộc Mông Cổ (Khalkh) chiếm trên 75% số dân.
6. Ngày Quốc khánh: 11 tháng 7 (ngày cách mạng Nhân dân thắng lợi - 11/7/1921).
7. Tiền tệ: Đồng Tugrik
8. Thể chế:
- Quốc hội (nghị viện): 76 ghế, nhiệm kỳ 4 năm.
Tổng thống được bầu trực tiếp, nhiệm kỳ 4 năm.
- Chính phủ: là Chính phủ Liên hiệp giữa Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ và Đảng Dân chủ, gồm 15 thành viên gồm: Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng.
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 17/11/1954.
Hai nước đã 3 lần ký Hiệp ước hữu nghị, hợp tác (1961, 1979, 2000) và khoảng 20 Hiệp định mới về hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và các lĩnh vực khác.
Ủy ban liên Chính phủ hai nước về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật được thành lập tháng 12/1979, đến nay đã họp 13 kỳ họp và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hợp tác kinh tế, thương mại hai nước.
Các Hội hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ (thành lập năm 1961) và Mông Cổ - Việt Nam (thành lập năm 1960) tích cực hoạt động, góp phần to lớn vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Trong những năm Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mông Cổ là một trong những nước có phong trào ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ và sâu rộng nhất.
Tháng 7/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên thăm Mông Cổ. Tiếp đó, các đồng chí Phạm Văn Đồng (1973), đồng chí Trường Chinh (1984) dẫn đầu các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta thăm Mông Cổ. Năm 1959 và 1979, các đồng chí Iu.Xê-đen-ban và Gi. Bat-mơn-khơ với tư cách là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Mông Cổ đã lần lượt dẫn đầu các đoàn Mông Cổ sang thăm Việt Nam.
Các chuyến thăm Mông Cổ của lãnh đạo Việt Nam từ năm 2000 đến nay:
Tháng 4/2000: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đức Lương thăm và ký mới Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, đưa quan hệ Việt Nam - Mông Cổ bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tháng 1/2003 : Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An
Tháng 10/1999 và tháng 5/2004 : Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phan Văn Khải ghé thăm và thăm chính thức.
Tháng 10/2008: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Mông Cổ.
Các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo Mông Cổ từ năm 2000 đến nay:
Tháng 3/1994 : Tổng thống Mông Cổ P.Ochi-rơ-bát thăm và ký Tuyên bố chung Việt Nam - Mông Cổ nêu những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hai nước phù hợp với tình hình mới;
Tháng 7/2001 : Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mông Cổ L.Erơden Chulung
Tháng 10/2002 : Thủ tướng Mông Cổ N.Ên-khơ-bay-a thăm chính thức.
Tháng 1/2004 : Chủ tịch Quốc hội S.Thơ-mơ O-chi-rơ.
Tháng 1/2005 : Tổng thống Mông Cổ N.Ba-ga-ban-di thăm hữu nghị chính thức
Hai bên khẳng định tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; coi trọng củng cố phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa hai nước; từng bước đưa quan hệ kinh tế thương mại phát triển tương xứng với quan hệ chính trị.
2. Về kinh tế - thương mại:
Hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Mông Cổ được ký vào năm 1958. Do khó khăn về đường vận chuyển và khả năng của hai bên, kim ngạch mậu dịch Việt Nam và Mông Cổ năm 2007 đạt hơn 5 triệu USD. Hai bên nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch mậu dịch lên 10 triệu USD vào năm 2010.
3. Về văn hóa, giáo dục:
Việc trao đổi sinh viên, giao lưu và hợp tác về văn hoá được thực hiện từ những năm 60. Hai bên hợp tác theo Hiệp định ký giữa hai Chính phủ. Cho đến trước năm 1990, Mông Cổ đã đào tạo cho Việt Nam trên 100 cán bộ khoa học kỹ thuật đại học và trên đại học.
Hiện nay, hai bên duy trì việc trao đổi sinh viên theo Hiệp định mới ký năm 2006 (mỗi năm Việt Nam nhận 15-20 sinh viên, thực tập sinh Mông Cổ sang học và thực tập).
4. Đại sứ quán
Địa chỉ Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam:
Địa chỉ: Khu Ngoại giao đoàn số 6, Vạn Phúc, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04-328453009
Fax: 04-38454954
Email:
mongembhanoi@vnn.vnĐại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ:
Địa chỉ: Enkhtaivny Urgun Chuluu 47 – C.P.O Box 670 Ulaanbaator.
Điện thoại: +976-11-458917
Fax: +976-11-458923
Email:
vinaemba@magicnet.mnGiờ địa phương so với Việt Nam: + 1 giờ
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật ngày 12/07/2009)