Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Vua Gia Long 3 lần phái quân ra Hoàng Sa

Trong 18 năm trị vị đất nước (1802 – 1820), dù có nhiều công việc phải làm để củng cố vương triều mà khó khăn lắm mới gây dựng được, nhưng vua Gia Long cũng không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.

Mộc bản triều Nguyễn đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV – Đà Lạt (Lâm Đồng) với nhiều nội dung phản ánh xã hội triều Nguyễn, trong đó có một số đoạn nói về việc vua Gia Long cho phái người ra quần đảo Hoàng Sa dò xét đường thủy. Có tất cả 3 đoạn trích về việc này được phản ánh qua Mộc bản.

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 22, trang 2, năm Gia Long thứ 2 (1803) chép: “Tháng 7, Lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Hoàng Sa và Trường Sa - chứng tích lịch sử (phần 2) Images718217_B_n_d_p_M_c_b_n_n_i_v__vua_Gia_Long_cho_m__d_n_l_p_h_i___i_Ho_ng_Sa
Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long cho mộ dân bổ sung vào đội Hoàng Sa

Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 50, trang 6, năm Gia Long thứ 14 (1815) chép: “Tháng 2, sai đội Hoàng Sa là bọn Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa thăm dò đường biển”.

Hoàng Sa và Trường Sa - chứng tích lịch sử (phần 2) Images718219_B_n_d_p_M_c_b_n_n_i_v__vi_c_vua_Gia_Long_sai_Ph_m_Quang__nh_ra_Ho_ng_Sa_th_m_d_____ng_bi_n

Bản dập mộc bản nói về vua Gia Long phái Phạm Quang Ảnh ra đảo Hoàng Sa dò xét đường biển



Mộc bản sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 52, trang 15, năm Gia Long thứ 15 (1816) chép: “Tháng 3, sai thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò đường thủy”.

Hoàng Sa và Trường Sa - chứng tích lịch sử (phần 2) Images718221_B_n___p_M_c_b_n_n_i_v__vi_c_vua_Gia_Long_ph_i___i_th_y_qu_n_ra___o_Ho_ng_Sa__o___c_th_y_tr_nh
Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long phái thủy quân ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình

Gia Long là vị vua đầu tiên của vương triều Nguyễn. Ngay từ khi lên ngôi, mặc dù Vương triều còn rất nhiều khó khăn, công việc bộn bề nhưng ông đã thể hiện một tầm nhìn rất xa đối với chủ quyền biển đảo - phần lãnh thổ không thể tách rời với đất liền - và không quên việc phái quân ra biển đảo để khẳng định chủ quyền của vương triều đối với các đảo và quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa.

Nhà Nguyễn cứu 90 người Anh bị chìm tàu ngoài Hoàng Sa

- Trong thời kỳ làm hoàng đế, vua Minh Mạng và vương triều Nguyễn đã có những việc làm thiết thực để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ" cho biết: Vào tháng 12/1836 thuyền buôn Anh Cát Lợi (tức nước Anh ngày nay) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người được nhà Nguyễn cứu sống đưa vào bờ biển Bình Định.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 104, năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chép: “Vua bảo bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 154, năm Minh Mạng thứ 16 (1835) chép: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có cái giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lí ba bình” (tức là muôn dặm sóng êm).

Cồn Bạch Sa có chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát gọi là Bàn Than thạch. Năm ngoái (tức năm 1834) vua toan dựng miếu lập bia chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được.

Đến đây, mới sai Cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.

Hoàng Sa và Trường Sa - chứng tích lịch sử (phần 2) Images719020_1
Bản dập Mộc bản triều Nguyễn phản ánh vua Minh Mạng cho giúp đỡ tàu phương Tây bị mặc cạn ở Hoàng Sa

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", quyển 176, trang 1, năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chép: “Mùa đông, tháng 12, thuyền buôn Anh Cát Lợi (tức nước Anh ngày nay) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người đi thuyền sam bản đến bờ biển Bình Định.

Vua được tin, dụ tỉnh thần lựa nơi cho họ trú ngụ, hậu cấp cho tiền và gạo. Lại phái thị vệ thông ngôn đến dịch lời thăm hỏi, tuyên Chỉ ban cấp. Bọn họ đều quỳ dài, khấu đầu không thôi. Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét mặt. Phái viên về tâu, vua nói: "Họ, tính vốn kiệt hiệt, kiêu ngạo, nay được đội ơn chẩn tuất, bỗng cảm hoá, đổi được tục man di. Thật rất đáng khen." Sai thưởng cho thuyền trưởng và đầu mục, mỗi người 1 áo đoạn vũ hàng màu, 1 quần vải tây và 1 chăn vải; các người tuỳ tùng mỗi người 1 bộ áo quần bằng vải màu. Sắc sai phái viên sang Tây là Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải đưa họ sang bến tàu Hạ Châu, cho về nước”.

Từ những việc làm như trồng cây, lập miếu thờ ở Hoàng Sa hay cho cứu vớt tàu phương Tây bị mắc cạn ở Hoàng Sa đã cho thấy vương triều Nguyễn có chủ quyền riêng ở quần đảo này. Bên cạnh đó, Mộc bản triều Nguyễn và các sách lịch sử khác chưa hề phản ánh việc các nước khác tranh chấp với triều Nguyễn trên quần đảo Hoàng Sa.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết