Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 4b1711ef
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 (đây là phiên bản dùng riêng cho việc tấn công các mục tiêu trên biển với những cải tiến về hệ thống điện tử, thực chất MK2 được cải tiến từ MKK - phiển bản Su-30MK xuất khẩu cho Trung Quốc, MK2 được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ của hải quân). Phiên bản Su-30MK2V cũng mang những đặc điểm của MKK/MK2 nhưng có thêm những cải tiến phụ phù hợp với khả năng tác chiến, điều kiện... của quân đội Việt Nam. Kíp lái: 2 phi công Chiều dài: 21,9m Chiều cao: 6,4m Sải cánh: 14,7m Trọng lượng rỗng: 24900kg Trọng lượng cất cánh: 34500kg Động cơ: hai động cơ Lyulka AL-31F Vận tốc tối đa: 2120km/h Trần bay: 1730om Tầm bay: 3000km Quãng đường cất cánh 550m (như zậy là đủ sức hạ cánh trên sân bay đảo Trường Sa lớn rồi còn gì nữa) Trang bị vũ khí: Rocket Tên lửa chống bức xạ Kh-31P Tên lửa không đối đất Kh-29T và Kh-59ME Tên lửa không đối không R-73, R-27, R-77E Bom dẫn đường bằng laser KAB-500L, KAB- 1500L và các loại bom thường khác Với một loạt sự cải tiến trong hệ thống điện tử, MK2 được thiết kế dành riêng cho việc thực hiện các nhiệm vụ của hải quân. Nó có đặc tính C4ISTAR (hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính, tình báo, giám sát, bắt mục tiêu và trinh sát) hơn MKK. Máy tính tác nhiệm: ban đầu là loại MVK nhưng sau đó nó được thay thế bởi loại MVK-RL với những đặc tính tốt hơn. Thiết bị hiển thị thông số bay: hai màn hình LCD màu đa chức năng MFI-9 178x127mm ở buồng lái trước và một màn hình MFI-9 và MFI-10 204x152mm được bố trí phía sau buồng lái thay thế cho bốn màn hình đa chức năng MFI-10-5 158x211mm. Hệ thống quang điện tử: là thiết bị quang điện tử có vỏ bọc và hệ thống này bao gồm các bộ phận sau: + Thiết bị bắt ngắm mục tiêu có vỏ bọc Sapsan-E: sapsanE được phát triển bởi nhà máy Ural, nó có trọng lượng 350kg, dài 3m và đường kính 0,39m. Tầm quét từ -10 độ đến -15 độ. Hệ thống này bao gồm các camera tv và thiết bị chỉ thị laser. Hệ thống này được thiết kế bổ sung vào hệ thống quang điện tử OEPS 30MK-E đặt ở phần mũi của máy bay. + Thiết bị trinh sát có vỏ bọc M400: thiết bị này được phát triển bởi phòng thiết kế Canopy. Thiết bị này có vỏ bọc lớn đặt ở giữa hai động cơ, so với Sapsan-E thì M400 còn trang bị thêm các thiết bị khác nhau (camera TV/IR, camera quang học và radar quét ngang). Radar quét ngang có tầm quét tối đa trên 100km và độ phân giải là 2m, trong khi tầm hoạt động của camera TV và IR là 70km, độ phân giải là 0,3m. Độ phân giải radar quang học 0,4m. Hệ thống này cũng có thể được sử dụng để phát hiện các vùng cấm phía sau máy bay để cung cấp thông tin cho các tên lửa không đối không bắn ra phía sau. Hệ thống này cũng có khả năng khóa mục tiêu trên biển. + Thiết bị quang điện tử do Trung Quốc tự sản xuất bao gồm FILAT và thiết bị dẫn đường. Có thể được gắn lên máy bay sau khi sửa đổi các hệ thống trên máy bay. (hệ thống điện tử này chắc chẳn không thể xuất hiện trên Su-30MK2V xuất khẩu cho Việt Nam) Radar cho phiên bản MK2 xuất khẩu cho Trung Quốc: + Năm 2000, Trung Quốc đã đặt mua loại radar mảng pha quét điện tử bị động Sokol. + Ngoài ra còn có các thiết bị điện tử khác như ăng ten Pero hay radar mảng quét điện tử bị động N-011 Bars nhưng có thể các loại này không được mang trên MKK hay MK2 bởi chi phí cho việc lắp đặt các loại này quá lớn cùng nhiều lý do khác nên có thể nó đã không được sử dụng đến mặc dù N-011 Bars được đánh giá là loại radar máy bay mạnh nhất của Nga hơn hẳn bất kì loại radar nào trên các máy bay xuất khẩu khác. Như vậy, ở bài trên là bài viết khái quát một số sự cải tiến phiên bản MK2 được sử dụng cho không quân hải quân của Trung Quốc, nên chắc chắn có nhiều thiết bị sẽ không có ở MK2V sử dụng cho Việt Nam với những cải tiến phụ (ví dụ như các loại thiết bị điện tử Trung Quốc đặt mua, hay tự phát triển). Các cải tiến phụ cho Việt Nam cho đến giờ vẫn là điều bí ẩn....

Một số trang bị vũ khí mà Việt Nam đã đặt mua trong thời gian qua :
- Mua 80 quả tên lửa phòng không SA-7 Grail/Strela-2 Portable SAM năm 1994, nhận hàng từ năm 1996-1999, loại tên lửa này trang bị trên tàu chiến được đặt tên là SA-N-5 , sử dụng để trang bị cho 4 tàu chiến Tarantul-1 Class FAC.
- Mua 72 quả tên lửa phòng không SA-16 Gimlet/Igla-1 Portable SAM năm 1996 và được giao thành 2 đợt, mỗi đợt 36 quả vào những năm 2001-2003 , lọai tên lửa này trang bị trên tàu chiến đấu được đặt tên là SA-N-10, sử dụng để trang bị cho tàu chiến BPS-500 Type (Ho-A Class) FAC;
- Mua 32 quả tên lửa hạm đối hạm SS-N-25/Kh-35 Uran Anti-ship missile năm 1996 , nhận hàng năm 2001-2003 sử dụng để trang bị cho tàu chiến BPS-500 Type (Ho-A Class) FAC
-Mua 16 quả tên lửa hạm đối hạm SS-N-2d Styx/P-21 Anti-ship missile năm 1994 nhận hàng năm 1996 , sử dụng để trang bị cho tàu chiến Tarantul-1 Class FAC.
-Mua thêm 16 quả tên lửa hạm đối hạm SS-N-2d Styx/P-21 Anti-ship missile năm 1998 nhận hàng năm 1999 , sử dụng để trang bị cho tàu chiến Tarantul-1 Class FAC -Đặt mua 2 tiểu đòan tên lửa đất đối hạm Bastion di động trên bờ dùng để chống tàu chiến , hệ thống Bastion trang bị tên lửa Yakhont, đặt mua năm 2006 -Mua 2 tàu chiến Tarantul-1 Class FAC(M) năm 1994 và nhận hàng năm 1996 , người Việt Nam đặt tên là tàu chiến đấu lớp HQ-371.
- Mua 2 tàu chiến BPS-500/Type-1241A FAC(M) năm 1996 nhận hàng năm 2001, trong đó 1 chiếc được đóng tại Việt Nam ; người Việt Nam đặt tên là lớp Ho-A
- Mua 2 tàu chiến Project-1241 RE FAC(M) hay còn gọi là Tarantul-1 Class FAC(M) vào năm 1998 nhận hàng năm 1999 .
- Mua 2 tàu chiến Svetlyak Class Patrol craft _ là loại tàu tuần tra cao tốc, vào năm 2001 và nhận hàng năm 2002 . - Mua 4 tàu tuần tra cao tốc Mirage (Project 14310).
- Mua 12 tàu chiến Project-1241.8 FAC(M) vào năm 2004 , đã nhận 1 chiếc vào cuối năm 2006, 1 chiếc vào đầu năm 2007 , số còn lại sẽ được đóng ở Việt Nam đến năm 2010.
- Mua 2 tàu ngầm lọai nhỏ lớp Sang-O của Bắc Triều Tiên năm 2000. - Đặt mua 2 tàu khu trục hạm lớp Gepard vào năm 2006, sẽ giao hàng năm 2009.
- Đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo trong năm 2009 của Rosoboronexport (Nga), giao hàng từ năm 2009.
- Đặt mua 12 máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Rosoboronexport (Nga), sẽ giao hàng vào đầu năm 2010

Diễn tập đổ bộ Trường SA khi có chiến sự

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 47df21be

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 8d1f9101

Diễn tập đổ bộ tăng ở Trường Sa


Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 5a328370

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) Dcbceed9

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 342ae852

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) De7c9fac

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 6e4cbacd

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 1b079347

Lục quân
Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 7993b8d9

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 75b00b3d

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) Db5f55db

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 2d87cd10

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 7fe451a6

Xe tăng chủ lực của Việt Nam T-54

Tương tự như súng AK, dòng tăng T-54 là dòng xe tăng phổ biến nhất trên thế giới, cho đến đầu thế kỷ 21 rất nhiều nước trên thế giới vẫn còn dùng T-54/55 và vẫn còn tiếp tục cải tiến. Việt Nam là nước sử dụng T-54 từ rất sớm khi nó còn là một trong những xe tăng chủ lực đáng gờm nhất trên thế giới. T-54 và T-55 là tên gọi một thế hệ xe tăng sản xuất tại Liên Xô và trang bị cho quân đội nước này từ năm 1947 đến 1962. Đây là mẫu xe tăng sản xuất nhiều nhất với tổng số 95.000 xe xuất xưởng (bao gồm cả sản xuất tại nước ngoài với tên gọi khác).

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) Dd70674c

Cách bố trí của T-54 theo kiểu xe tăng quy ước, với vũ khí chính gồm một khẩu súng có rãnh xoắn 100mm. T54 được sử dụng nhiều hơn bất kỳ một loại tăng nào khác từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. T-55 gồm một khẩu súng tốc độ cao với nòng súng dài khác thường. T-55 có bánh xích, chasis năm bánh với một thân ngắn và tháp pháo hình tròn. Tăng T-54 xuất hiện lần đầu năm 1949 như loại thay thế cho chiếc T-34 thời thế chiến II.

T-54 liên tục được sửa đổi và cải tiến, và sau khi đã được sửa khá nhiều, nó được đổi tên thành T-55. T-55 ra mắt vào năm 1958 và có đầy đủ mọi sự tinh xảo và cải tiến của serie T-54 mà không có khác biệt căn bản trong thiết kế và hay vẻ ngoài. T-55A xuất hiện đầu thập kỷ 1960. Sự sản xuất loại xe này tiếp tục đến tận năm 1981 ở Liên Xô và cũng được sản xuất ở Trung Quốc (kiểu 59), Tiệp Khắc và Ba Lan.

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 8e87c8c3

Một số lượng lớn loại này vẫn còn được sử dụng, mặc dù đến thập kỷ 1980 T-54/55 đã bị thay thế bằng loại T-62, T-64 và T-80 trong vai trò loại tăng chủ yếu tại các đơn vị xe tăng và pháo tự hành của Liên Xô. Được sử dụng trong cuộc xâm chiếm Hungary năm 1956, Tiệp Khắc năm 1968, và Syria năm 1970, nó là loại tăng chính của các nước Ả Rập trong cuộc chiến 1967 và 1973 với Israel. Trong thập kỷ 1970, T-54 tham chiến ở Việt Nam, Cambodia và Uganda. Xe tăng hạng trung T-55 chạy bánh xích, chasis năm bánh với một khoảng không gian giữa bánh thứ nhất và bánh thứ hai và không có những trục lăn hồi chuyển. Nó có thân ngắn, tháp pháo hình vòm nằm bên trên bánh xe thứ ba. Súng chính có rãnh xoắn cỡ 100mm và có một lỗ thoát hiểm ở gần chân nòng. Một súng máy đồng trục A7.62mm và một súng máy 7.62mm di chuyển vòng cung. Các mẫu T-55A về sau này không được trang bị súng đó. T-55 được phân biệt với T-54 vì nó không có vòm ở bên phải và quạt thông gió của tháp pháo được lắp phía trước so với quạt thông gió của T-54, và tất cả các mẫu T-55 đều có một bộ phận tìm kiếm ánh sáng hồng ngoại dành cho pháo thủ lắp bên phải súng chính. Tuy nhiên, bộ phận tìm kiếm ánh sáng này không phải là một đặc điểm phân biệt, bởi vì nó cũng được trang bị thêm cho nhiều mẫu T-54 và T-54A. KHẢ NĂNG T-55 kết hợp một súng tốc độ cao với một chassis rất cơ động, một thân ngắn và nòng rất dài. Các cải tiến so với loại T-54 gồm động cơ diesel V12 làm mát bằng nước lớn hơn với 580 sức ngựa so với 520 sức ngựa, tăng tầm hoạt động lên 500km (lên tới 715km với hai bình xăng phụ mỗi bình 200 lít). T-55 cũng có hai cái ổn định hai cánh (two-plane) chứ không chỉ có cái ổn định dọc, một lần nạp đạn cho súng chính được 43 viên thay vì chỉ 34 viên. T-55 có thể lội qua độ sâu 1.4m mà không cần chuẩn bị trước, có thiết bị thông hơi cho phép nó vượt qua độ sâu lên đến 5.5m với tốc độ 2 km/giờ. Thiết bị này cần phải được chuẩn bị trước từ 15 đến 30 phút nhưng có thể được vứt bỏ ngay sau khi ra khỏi nước. Tất cả các xe T55 đều có hệ thống dò tìm bức xạ PAZ, và T-55A cũng có thiết bị chống bức xạ. Một số chiếc T-55 được trang bị một hệ thống bảo vệ tổng thể NBC (lọc không khí và quá áp suất). Một màn khói dày có thể được tạo ra bằng cách phun nhiên liệu diesel bay hơi vào một hệ thống hút khí. Những chiếc T-55 có “áo giáp yếm”, áo giáp bán nguyệt lắp thêm, có lớp bảo vệ tháp pháo tăng cường lên đến 330mm (KE) và 400-450mm (CE). Một số cải tiến khác có thể được trang bị thêm gồm một đáy vỏ được tăng cường chống mìn, động cơ tốt hơn, xích bằng các miếng cao su, và ống bọc nhiệt cho súng. Ống nhòm 1K13 vừa dùng để quan sát ban đêm vừa quan sát bệ phóng ATGM; tuy nhiên nó không thể được dùng cho cả hai mục đích cùng một lúc. Các kiểu ống ngắm có thể lựa chọn và hệ thống kiểm soát lửa gồm cả El-Op Red Tiger của Israel và Matador FCS, ống nhòm NobelTech T-series của Thuỵ Điển, và Atlas MOLF của Đức. SUV-T55A FCS của Nam Tư, Marconi Digital FCS của Anh, SABCA Titan của Bỉ cho phép nâng cấp hoạt động. Một trong những cái tốt nhất là cái EFCS-3 của Slovenia được tích hợp với FCS. Rất nhiều kiểu ống ngắm nhiệt khác cũng có thể được trang bị. Gồm cả ống ngắm Nga/Pháp ALIS và Namut-type của Peleng. Có nhiều kiểu ống ngắm nhiệt có thể được trang bị cho phép phóng ATGM vào buổi tối. Hệ thống bảo vệ hoạt động tích cực (APS) đầu tiên, được gọi là Drozd, được phát triển ở Liên Xô giữa 1977 và 1982. Hệ thống này được lắp đặt trên khoảng 250 chiếc T-55A của cả thuỷ và bộ binh (sau đó được đổi tên thành T55AD) vào đầu những năm 1980, và được thiết kế để bảo vệ khỏi ATGM và lựu đạn chống tăng. Nó sử dụng các cảm biến vi sóng radar đầu tiên ở mỗi bên tháp pháo để dò tìm đạn đang bay đến. Một máy lọc bên trong bộ xử lý radar được dùng để đảm bảo rằng hệ thống chỉ phản ứng lại với các mục tiêu đang bay ở tốc độ đặc trưng của ATGM. Những mục tiêu đó sẽ bị một hay nhiều rocket có mang các đầu đạn nhiều mảnh (giống với đạn súng cối), được bắn ra từ bốn ống phóng xung quanh (mỗi phía của tháp pháo có một ống). Drozd chỉ cung cấp sự bảo vệ hướng ra phía trước 600 ở phần tháp pháo, hai bên cạnh và phía sau có thể bị tấn công. Kíp lái có thể thay đổi hướng của hệ thống bằng cách quay tháp pháo. Drozd bị tổn hại vì nhiều thiếu sót. Radar của nó không thể xác định đe doạ ở nhiều mức góc nâng một cách thoả đáng, và các rocket phòng vệ hầu như chắc chắn gây ra tổn hại ở mức độ không thể chấp nhận được ở hai bên – đặc biệt là đối với bộ binh đi theo.

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) Ff328dd2

Việt Nam có hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K300 Bastion-P

Tân Hoa Xã dịch nguyên văn tin từ Báo điện tử Nga: ЦАМТО - "Trung tâm thông tin mua bán vũ khí" - ngày 30/6, một quan chức Nga tiết lộ, công ty nghiên cứu chế tạo cơ khí NPO của Nga đã hoàn tất hợp đồng bàn giao cho phía Việt Nam hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P. Tân Hoa Xã đã không đăng tải phần thông báo của ЦАМТО về việc họ không khẳng định tính xác thực của nội dung tin và nhấn mạnh "Nhà sản xuất Nga cũng như phía Việt Nam không xác nhận thông tin về việc giao nhận này"

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 88ec71b5

Tên lửa K-300 Bastion-P Sau đây là nguyên văn bản dịch tin được đăng tải trên Tân Hoa Xã. Nguồn tin trên báo ЦАМТО khẳng định, với việc nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300 Bastion-P, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu hoạt động trên biển và các mục tiêu trên mặt đất. THX còn cho biết, báo chí Nga đưa tin tổng thống Nga Medvedev hồi cuối năm ngoái, khi thị sát NPO đã từng tuyên bố, công ty NPO đã ký hợp đồng cung cấp hệ thống “Bastion” cho một số quốc gia, nhưng ông không nói rõ quốc gia nào muốn đặt mua hệ thống tên lửa này.

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) F0bace0b

Bastion-P K-300 là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Nó chủ yếu được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt biển và mặt đất, tầm bắn hiệu quả của nó đạt 300km và có thể dùng để bảo vệ một dải bờ biển dài khoảng 600km. Cấu hình cơ bản của hệ thống Bastion gồm 4 xe mang phóng tự hành K-340P ( mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa); 1 hoặc 2 xe điều khiển K380P MBU (trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273) có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD; 4 xe chở đạn K-342P TZM (trên khung xe MZKT-7930) được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K-340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu. Ngoài cấu hình cơ bản vừa nêu, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu. Ống phóng của hệ thống này có chiều dài 8,9 m, đường kính 71cm, tổng trọng lượng là 3900kg. Đạn tên lửa hành trình siêu âm bám biển dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont có tổng chiều dài tính từ chóp mũi là 8,6 m, đường kính thân 0,67m, với các cánh ổn hướng/điều hướng gấp gọn trong ống phóng và trọng lượng chờ phóng 3.000 kg. Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 kích hoạt buồng đốt thuốc phóng rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn hướng/điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đạn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến. Khi đạn tên lửa đã nằm đúng hướng phóng, phần chóp mũi che cửa thu khí động cơ phản lực tĩnh của đạn sẽ bị loại bỏ và đạn tiếp tục sử dụng buồng đốt thuốc phóng rắn để hành trình cho tới ngưỡng tốc độ đủ để vận hành động cơ phản lực tĩnh. Khi tới ngưỡng tốc độ này, phần buồng đốt thuốc phóng rắn bố trí trong lòng buồng đốt phản lực tĩnh và hệ thống van điều hướng luồng phụt phía đáy đạn sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ cho buồng đốt phản lực tĩnh T6 dùng nhiên liệu Kerosene vận hành. Tại thời điểm này, đạn tên lửa có chiều dài 8,1m, sải cánh ổn hướng là 1,25m, sải cánh điều hướng là 0,96 m và trọng lượng đầu nổ 200kg. Tên lửa Bastion-P có hai loại hành trình bay cơ bản: Loại thứ nhất là hành trình bay tầm thấp có tầm bắn xa khoảng 120km, loại thứ hai là hành trình bay cao thấp hỗn hợp có tầm bắn xa khoảng 300km. Khi sử dụng hành trình bay cao thấp hỗn hợp, Bastion-P có thể đạt được độ cao 14km, nhưng đến giai đoạn tấn công mục tiêu thì nó có thể hạ xuống độ cao 9 – 15m. Tốc độ của Bastion-P ở tầm cao là 780m/s còn ở tầm thấp là 680m/s . Loại tên lửa này được được dẫn đường bởi hệ thống dẫn đường quán tính. Sau khi nhận được phần tử bắn từ hệ thống trinh sát, điều khiển của tổ hợp, tên lửa sẽ tự động tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 50km và góc lệch ±45o. Thời gian bố trí, triển khai hệ thống tên lửa Bastion chỉ trong vòng 5 phút, sau khi đã được triển khai hoàn toàn, mỗi tổ hợp phóng có thể chuẩn bị sẵn sàng 8 đầu đạn luôn ở trong trạng thái sẵn sàng tấn công. Hệ thống Bastion có thể duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đầu từ 3 – 5 ngày tùy thuộc vào lượng nhiên liệu chuẩn bị. Tân Hoa Xã cũng dự đoán phía Việt Nam sẽ bố trí hai hệ thống tên lửa Bastion này tại khu vực duyên hải miền Trung nhằm bảo vệ lãnh hải trên khu vực biển Đông của mình.

Cập nhật tin tức quân sự Trung Quốc.

Hãng tin Xinhua cho hay, tập đoàn công nghiệp hàng không Hongdu của Trung Quốc bắt đầu sản xuất seri quy mô nhỏ máy bay huấn luyện mới mang tên L15.

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 3c0e255b

Máy bay huấn luyện L-15 được phát triển từ đầu năm 2000 với sự phối hợp của phòng thiết kế Yakolev (Nga). L-15 đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 2006. Máy bay này dùng để đào tạo phi công lái những chiến đấu cơ hiện đại của Không quân Trung Quốc như máy bay tiêm kích J-10 và J-11. Theo hãng tin Xinhua, ngày 15/8, tập đoàn Hongdu đã tập hợp các nhà chế tạo máy bay này và tuyên bố rằng việc phát triển máy bay huấn luyện L15 đã hoàn thành và hiện dự án bắt đầu đi vào giai đoạn sản xuất seri quy mô nhỏ. Đồng thời, tập đoàn Hongdu vẫn đang tiếp tục lắp ráp mẫu máy bay thử nghiệm L15 thứ sáu. Mẫu máy bay thử nghiệm cuối cùng này sẽ kiểm tra khả năng lắp đặt động cơ có công suất lớn hơn cho máy bay. Chiếc L15 thứ sáu này sẽ phải thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 9. Mẫu máy bay dành cho sản xuất seri sẽ là mẫu thử nghiệm L15 thứ 5 – thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2009.

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 0694a717

L-15 được chế tạo dành cho Lực lượng Không quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) cũng như dùng cho xuất khẩu. L-15 là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với JL-9 của Guizhou trong chương trình cung cấp máy bay huấn luyện tiên tiến thế hệ mới cho Lực lượng Không quân PLA. Máy bay L-15 có sáu giá treo bên ngoài có thể mang tên lửa không - đối - không và không - đối - đất. Máy bay có thể sử dụng như một cường kích hạng nhẹ với một vài cải tiến khác. Máy bay huấn luyện L-15 được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy DV-2F hoặc AI-222K-25F với buồng đốt lần hai. Máy bay L-15 dài 12,08m, cao – 4,41m, tải trọng cất cánh thường – 6.500kg; tải trọng cất cánh tối đa – 9.500kg; vận tốc bay tối đa – 1.486km/h (Mach 1.4); tầm hoạt động – 550km; trần bay thực tế 16000m; ê-kíp – 2 người. Phi hành đoàn : 02 Dài : 12,27 m Sải cánh : 9,48 m Cao : 4,81 m Trọng lượng không tải : 4.960 kg Tối đa khi cất cánh : 9.500 kg Động cơ : 02 động cơ phản lực Ivchenko Progress AI-222K-25F với sức đẩy 3.500 kg mỗi cái, có khả năng tái khai hỏa. Tốc độ : 1.486 km/giờ Cao độ : 16.000 m Tầm hoạt động : 3.100 km Hỏa lực : 01 đại bác 23mm; 1.000 kg vũ khí. Trị giá : 14,6 triệu USD (2008) Bay lần đầu : 13/3/2006 Số lượng sản xuất : 03 chiếc nguyên mẫu. Quốc gia sử dụng : Trung quốc. Phi cơ so sánh : Aermacchi M-346 Master (Ý); EADS Mako (Đức); KAI T-50 Golden Eagle (Nam Hàn); Yakovlev Yak-130 (Nga); HAL HJT-36 Sitara (Ấn Độ); Guizhou JL-9 / FTC-2000 Shanying / Moutain Eagle (Trung quốc).

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 2a962f8e

Việt Nam có thể mua tiêm kích thế hệ 5 năm 2018

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 24d5d8da

Biến thể xuất khẩu của tiêm kích thế hệ 5 Т-50/FGFA sẽ được chào bán ra thị trường thế giới không sớm hơn năm 2018-2020, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) Konstantin Makienko nhận định. Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 của Nga đã thực hiện chuyến bay thử thứ hai ngày 12.2.2010. T-50 cất cánh lần đầu ngày 29.1.2010. Т-50 sẽ thực hiện một loạt chuyến bay thử nữa ở Komsomolsk trên sông Amur, sau đó sẽ chuyển đến sân bay Zhukovsky ở Viện Viện Nghiên cứu bay mang tên Gromov (LII), ngoại ô Moskva để tiến hành các thử nghiệm chính. Ngày 21.12.2010, trong chuyến thăm Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 295 triệu USD cho việc thiết kế phác thảo biến thể tiêm kích dành cho Ấn Độ. Giá sẽ là bao nhiêu? “Điều đó có nghĩa là bất kỳ dự báo nào về triển vọng xuất khẩu máy bay sang các nước thứ ba, ngoài Nga và Ấn Độ, theo đúng nghĩa sẽ không chính xác do không thể nói trước thế giới sẽ ra sao lúc đó. Nhưng ngay hôm nay đã hoàn toàn có thể mô tả những yếu tố then chốt quy định tiềm năng xuất khẩu của Т-50/FGFA, - ông Makienko nói. Các yếu tố quan trọng nhất trong số đó, theo ông Makienko, sẽ là giá cả máy bay Nga-Ấn, tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc và sự phát triển của các hệ thống máy bay không người lái. Cũng trong số các yếu tố này, còn có các yếu tố cơ bản đối với thị trường vũ khí nói chung như mức độ xung đột tiềm ẩn và tình trạng nền kinh tế thế giới. Giá của máy bay tiêm kích sẽ được xác định dựa trên cơ sở yếu tố các nước tương đối không lớn sẵn sàng trả tiền bao nhiêu cho nó. Hiện nay, phỏng đoán rằng, tính theo thời giá năm 2010, đơn giá của Т-50 sẽ là 80-100 triệu USD. Trong trường hợp đó, máy bay này sẽ vừa túi tiền tất cả các khách hàng mua Su-30 của Nga hiện nay, ưu thế hơn tiêm kích F-35 của Mỹ về tiêu chí giá cả và vẫn có khả năng cạnh tranh tốt đối với máy bay giả thiết của Trung Quốc. T-50 trong nhà máy Khối lượng xuất khẩu Khối lượng xuất khẩu Т-50 cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc đối với T-50 có thể sẽ trở thành đối thủ thậm chí nguy hiểm hơn so với F-35 của Mỹ. Vũ khí Nga đang được bán chủ yếu sang các nước có đường lối đối ngoại và quốc phòng độc lập, những nước thường thích mua vũ khí trang bị không phải của Mỹ, ông Makienko nêu ý kiến. Trong khi Trung Quốc chẳng có sản phẩm máy bay chiến đấu chào bán nào thật sự ra hồn, trên thị trường các nước đó, Nga có vị thế hoặc hầu như độc quyền hoặc đã phải cạnh tranh với châu Âu. “Điều dễ hiểu là sự xuất hiện của hệ thống máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự cạnh tranh thẳng thừng và trực tiếp giữa Т-50 và máy bay tương lai của Trung Quốc”, - ông Makienko nói. Cuối cùng, khối lượng thị trường sẽ được xác định bởi các xu thế công nghệ mới mà sự phát triển của chúng có thể làm giảm vai trò của máy bay chiến đấu có người lái, vị chuyên gia nhận định. Hiện nay, nguy cơ chủ yếu thuộc loại đó là sự tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo các hệ thống UAV tiến công. “Vẫn còn hy vọng là đến năm 2020, yếu tố này vẫn chưa kịp gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiêm kích có người lái”, - ông Makienko nhận xét. Những khách hàng nhiều khả năng mua Т-50 nhất trước hết là các nước đang sở hữu các tiêm kích hạng nặng Su-27, Su-30 của Nga, ngoại trừ Trung Quốc. “Một tin xấu là khi thay thế Su-30, các thương vụ mua sắm Т-50 chắc chắn được thực hiện không phải với tỷ lệ 1 đổi 1 mà may lắm là 1 đổi 1,5”, - ông Makienko nói. Thị trường tiêu thụ Theo ông Makienko, các thị trường triển vọng nhất của T-50 là các nước Đông Nam Á, những quốc gia này vì lý do chính trị sẽ không xem xét khả năng mua máy bay Trung Quốc. Đó trước hết là Việt Nam, cũng như Malaysia và Indonesia. Ông Makienko cho rằng, với độ tin chắc cao Algeria cũng sẽ chung thủy với vũ khí Nga.

Sức mạnh Việt Nam so với trung quốc (Phần 2) 830dc31c

“Với một khách hàng truyền thống mua vũ khí Liên Xô như Libya, có một sự bất định liên quan đến định hướng chính trị tương lai không rõ ràng của nước này một khi nhà lãnh đạo không còn trẻ nữa của họ ra đi vì lý do tự nhiên”, - ông Makienko nói. Ông Muammar al-Gaddafi đã lãnh đạo Libya từ năm 1969. Ông Makienko dự báo, do nguy cơ cao thay đổi chế độ và chấm dứt dự án cách mạng Bolivar của TT Venezuela hiện nay Hugo Chavez, cũng khó dự báo các đơn đặt hàng của Venezuela sau năm 2020. Một khi chính phủ cánh tả tiếp tục tồn tại ở nước này, Nga sẽ đụng độ với công nghiệp hàng không Trung Quốc, vốn đã giành thắng lợi ở đây trong phân khúc máy bay huấn luyện. “Cuối cùng, có thể hy vọng rằng, thị trường tự nhiên của máy bay Nga sẽ là cả một số nước cộng hòa hậu Liên Xô, trước hết là Kazakhstan và Belorussia”, - ông Makienko nhận định. Ông lấy làm tiếc là các thị trường tiềm năng của Nga như Iran và Sirya chắc chắn sẽ lọt vào tầm kiểm soát của Trung Quốc. “Dẫu sao thì ban lãnh đạo chính trị nước Nga, sau khi đã hủy các hợp đồng bán các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-E sang Sirya và hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 sang Iran, đang tích cực tạo điều kiện cho chính kịch bản đó”, - ông Makienko nhấn mạnh. Mặt khác, ông cho rằng, sau 10-20 năm nữa, các thị trường hiện cho là khó có khả năng sẽ có thể mở ra đối với Nga. Từng có lần Thái Lan suýt nữa mua máy bay Su-30. “Sau 20-30 năm, có thể tiềm năng kinh tế khổng lồ đang ngủ vùi hiện nay của Myanmar sẽ mở rộng”, - vị chuyên gia lưu ý. Đối với Argentina, việc mua Т-50 là sự đáp trả đối xứng đối với kế hoạch của Brazil mua 36, và trong tương lai là 120 tiêm kích Rafale của Pháp. “Hiện nay, có một điều rõ ràng là liên minh Nga-Ấn sẽ nhất định là một trong 3 đấu thủ trên thị trường tiêm kích thế hệ 5 thế giới. Mà điều đó có nghĩa là Nga đã bảo đảm giữ được cho mình vị thế cường quốc công nghiệp hàng không thế giới trong suốt nửa đầu thế kỷ XXI”, - ông Makienko nói. Theo vndefence

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết