Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Khoa học tự nhiên sinh sau đẻ muộn, là con cháu của khoa học tâm linh- chẳng nhẽ “trứng khôn hơn vịt”; Khoa học tự nhiên cần phải xứng đáng là “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”...

Muốn vậy, khoa học tự nhiên cần phải được bao bọc trong cái môi trường trong lành, cái tinh thần sáng suốt, cái ý chí cầu thị và giàu có lòng dạ mẫn cảm để tránh lầm đường, lạc lối “Dại rồi mới biết khôn làm sao đây”; tất thảy cái đó sao lại không thể coi là tâm linh: cái nôi, bầu dưỡng chất đẻ ra hết thảy mọi thứ trên cõi đời...

Cuộc sống là sự giao hòa, gắn bó khăng khít giữa hai trạng thái: tâm hồn và thể chất, không gian và vật thể, tinh thần và vật chất (Thật ra, thể chất chỉ là sự ngưng đọng, tụ hội, quả kết của nghiệp lực tinh thần dưới sự đạo diễn của chân lý Tính Không). Cho nên, có hai loại khoa học tương ứng: khoa học tinh thần, tâm lý, tâm linh và khoa học tự nhiên, khoa học vật chất. Trong đó, khoa học tâm lý đóng vai trò quyết định bởi tất cả mọi nhận thức, cảm xúc, trực giác (trước đối tượng hay tự thân) đều thuộc về trí não, tâm thức, tấm lòng, nội cảm. Tâm năng tồn tại mọi nơi, mọi lúc nhưng tại sao nó lại vô hình, không dễ cảm nhận? 

Bởi nó là chủ thể của nhận thức, kiến nhận, biểu cảm nhưng người ta lại có xu hướng “quên mất” sự tồn tại, hiện hữu của nó ngay trong chính bản thân mình, nó hiện diện ngay ở nhận thức. Không có nhận thức, thiếu cảm xúc, liệu cuộc sống có còn ý nghĩa? Tâm hồn vô hình, cũng như không gian vô tận, để cho mọi cảm thức được tự do lóe lên, biến hiện. Tâm thức vô tướng, để nó dễ bề thăng hoa với cội nguồn phổ biến, Chân Lý Tuyệt Đối của vạn sự. Tâm mang đặc tính Không, Trong sáng để đảm bảo tính Bình Đẳng, phổ biến, vô phân biệt. Chân Tâm Sung mãn và An lạc biểu dương vẻ đẹp, sức mạnh linh cảm và sự kỳ diệu của cuộc sống phổ biến. Cho nên, khoa học tâm linh là loại hình khoa học nghiên cứu sự linh ứng, linh thiêng, linh diệu của tâm thức. Khoa học tự nhiên cũng là một phần của khoa học tâm linh bởi nó biểu cảm cho trí tuệ nhận thức và khả năng điều phối của con người đối với thế giới hiện tượng. Khoa học tự nhiên biểu cảm cho nhu cầu tâm lý của con người muốn tự mình xây dựng cuộc sống văn minh, tạo cho mình những phương tiện cần thiết, thỏa mãn xúc tình tùy hứng. Cho nên, không có nhu cầu tâm lý, không có khoa học tự nhiên. Nhu cầu tâm lý càng thánh thiện, cao thượng, khoa học càng có tiệm cận với ý nghĩa đích thực của nó. Ngược lại, mưu cầu càng thực dụng, xô bồ thì khoa học cũng bị “cuốn theo chiều gió”.

Để có khoa học tâm linh sáng suốt, cần phải có môi trường tâm lý trong sáng và sinh cảnh thanh lành, tú lệ. Trước vẻ đẹp nên thơ của “sông nước chảy, núi mây bay”, Bà Huyện Thanh Quan đã tỏa ra những hồn thơ long lanh rạng rỡ. Bươn trải qua muôn vàn “bãi bể nương dâu”, nhờ tấm lòng Kim Cương, Phật đạo, thi hào Nguyễn Du đã để lại cho mình vật trang sức “thiên thu tuyệt diệu từ” Truyện Kiều bất hủ. Bằng tấm lòng bi mẫn sâu sắc mà Trịnh Công Sơn đã cất lên dòng nhạc Trịnh nhiệm màu. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm hết mình hóa thành Bạch Vân để cảm nhận:
“Bên trong tạo hóa có cơ màu
Hay đỗ, hay dừng mới khéo âu”

mà khéo gửi lại tấm lòng mình cho hậu thế.



Khoa học tự nhiên sinh sau đẻ muộn, là con cháu của khoa học tâm linh, chẳng nhẽ “trứng khôn hơn vịt”, cần phải xứng đáng là “Làm con trước phải đền ơn sinh thành”. Muốn vậy, nó cần phải được bao bọc trong cái môi trường trong lành, cái tinh thần sáng suốt, cái ý chí cầu thị và giàu có lòng dạ mẫn cảm để tránh lầm đường, lạc lối “Dại rồi mới biết khôn làm sao đây”. Vật chất, trạng thái ngưng kết của năng lượng tinh thần, có giá trị hỗ tương cho con người trên con đường truy tìm hạnh phúc, chân lý biểu cảm. Nó là phương tiện để tâm thức “Mượn màu một chút làm duyên”, tạo nên những duyên lành, duyên thắm tình người, chứ “Mấy đời gỗ mục đóng nên thuyền rồng”. Nếu con người chấp trước, bám giữ, sẽ bị nó níu kéo, làm mê mờ, cận thị, luẩn quẩn, làm cho thằng con con ngày càng béo phì mà tính người ngày một héo hon, mục nát. Hạnh phúc là ở nhân tính nở hoa chứ đâu phải “lênh khênh, béo bụng”. Cuộc sống mát lành ở lòng người rộng rãi chứ đâu phải “Thâm nghiêm kín cổng cao tường”. Vấn đề cốt lõi là ở xu hướng nhận thức, thăng hoa hay giáng hạ, rộng rãi hay cô đơn, chan hòa hay khép kín.



Khoa học Tâm hồn, sức mạnh linh diệu của cuộc sống.

Ngày nay, trước sự quyến rũ của chủ nghĩa thực dụng, nhiều người có xu hướng quay lưng với khoa học tâm linh. Người ta có đức tin mãnh liệt vào năng lực của giác quan, sự sáng suốt của trí não và sức mạnh của khoa học công nghệ. Có đức tin là một điều may mắn kỳ diệu, bởi như vậy, họ vẫn còn có lương tri, đức tin, chưa đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Tuy nhiên, mọi tiên đề, quy ước của khoa học đều được định ước bởi tâm lý, thước đo niềm tin. Bộ não muốn hoạt động thông minh phải nhận được nguyên sinh khí từ đỉnh đầu và khí huyết từ con tim. Bộ não cũng hoạt động trong vòng quay của sự sống mà phần nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) trình diễn, định hình thế giới bên ngoài theo “ý muốn” của tấm lòng tốt xấu. Cho nên, khoa học tự nhiên không thể nào tác rời khỏi trạng thái tâm lý, chẳng qua nó biểu diễn sức mạnh của nhận thức theo chiều hướng bên ngoài.

Đối ngược với khoa học tự nhiên, khoa học tâm linh “đào sâu cuốc bẫm” suối nguồn nội tâm vô hình mà vô hạn, mỏ tài nguyên vô tận mà càng khai thác nó lại càng nhả ngọc phun châu long lanh tuyệt diệu. Không cần đến phương tiện, chẳng phải nhờ ngoại cảnh trợ duyên, chỉ cần trầm tư tỉnh táo, lắng trong suy nghĩ, xả bỏ vướng bận một cách nhiệt tâm, tận tình là thấy “ngọc càng mài càng sáng”.

Con người là một vũ trụ, nhỏ hay to ở độ cao sâu tâm trí, rộng rãi tấm lòng. Trước đại vũ trụ bao la vô tận, làm sao có năng lực thu phục, cảm hóa. Biết rõ là “tiểu” hay “đại” cũng đều là vũ trụ cả, cho nên “Có trời mà cũng có ta/ Tu là cội phúc, tình là dây oan”. Cho nên các nhà khoa học tâm linh đã “vì nghĩa quên thân”, xả thân vì đại nghiệp “việc nhân nghĩa cốt để yên dân”. Nhờ đó mà nhân loại đã được thừa hưởng bao tài sản quý báu, có bao tấm gương rạng rỡ sáng ngời và những tinh hoa văn hóa bất hủ.

Bình thường, chúng ta ít để ý đến sự kỳ diệu của sức mạnh tâm linh. Nhưng đến khi có chuyện vật đổi sao dời, họa phúc khôn lường hay cận kề thành bại, được mất mới cảm nhận được sự may mắn của “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”. Cho nên, để có nguồn vốn nồng hậu đề phòng lúc bĩ cực hay thỏa chí lúc thái lai, việc khơi thông dòng chảy tâm linh “lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới”, để có năng lực công phu “mưa dầm thấm lâu”, có bề dày kinh nghiệm từng trải, ngay bây giờ, việc hồi tâm chuyển ý có ý nghĩa quyết định để tạo nên địa đàng “Cực Lạc” tại tâm mình, mang lại nụ cười rạng rỡ cho bản thân và cộng đồng, trao truyền duyên lành tươi thắm cho xung quanh và tạo nên miền địa linh sinh nhân kiệt, đó chính là ý nghĩa đích thực của khoa học văn hóa tâm linh. Đất nước ta, dân tộc ta và cả nhân loại này có được hạnh phúc thực sự hay không, trông chờ vào sự tỉnh thức, tấm lòng sáng suốt của bạn, của tôi và tất cả chúng ta, những người con ngoan thảo hiền của tổ tiên, của nhân loại.




Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết