Đây là sự kiện một loạt những vụ biểu tình do sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Trung Quốc từ 15 tháng 4, 1989 và 4 tháng 6, 1989, (theo chính quyền Trung Quốc) đã khiến từ 400 đến 800 dân thường thiệt mạng, và từ 7.000 đến 10.000 người bị thương. Một báo cáo ban đầu từ các bệnh viện địa phương đưa ra con số khoảng 2.000.
Ngày 20 tháng 5, chính phủ tuyên bố thiết quân luật và vào đêm ngày 3 tháng 6, sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng và bộ binh quân đội được gửi tới quảng trường Thiên An Môn để đàn áp phong trào và giải tán những người biểu tình. Những ước tính về con số thiệt mạng dân sự khác nhau: 400-800 (Mỹ), 2.600 (Chữ thập đỏ Trung Quốc), và một nguồn chưa được xác định khác là 5.000. Số người bị thương từ 7.000 đến 10.000. Tiếp sau cuộc bạo lực, chính phủ tiến hành nhiều cuộc bắt giữ để đàn áp những người ủng hộ phong trào, cấm đoán báo chí nước ngoài và kiểm soát nghiêm ngặt việc đưa tin các sự kiện của báo chí Trung Quốc.
Bối cảnh Tháng 4 năm 1989, khi Hồ Diệu Bang qua đời, dân chúng Trung Quốc đã nhân tang lễ ông, tổ chức nhiều vụ xuống đường biểu tình. Chính thức là để tỏ lòng thương tiếc một người thuộc xu hướng cải cách, song các cuộc biểu tình này thực ra là để phản đối lạm phát và nạn tham nhũng. Nhiều đảng viên cao cấp đã tỏ vẻ ủng hộ, thậm chí yểm trợ dân biểu tình.
Đến khi sự việc xảy ra quá tầm kiểm soát của chính quyền thì họ chỉ còn giải pháp là "tắt đèn nổ súng". Tổng bí thư Triệu Tử Dương muốn can cả hai bên, chính quyền và dân biểu tình, mà không nổi. Ông xuất hiện lần cuối, giữa đám biểu tình vào ngày 19 tháng 5, 1989, với nước mắt lưng tròng và tay cầm loa để nói là mình đến quá trễ.
(Người áo đen phía sau ông Triệu Tử Dương chính là Thủ tướng đương nhiệm Ôn Gia Bảo)
Hơn 10 ngày sau, quân đội tiến vào thủ đô Bắc Kinh, yêu cầu báo chí rút lui và rạng ngày 4 tháng 6, đám biểu tình bị giải tán, hàng ngàn người bị tàn sát ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Con số chính thức là bao nhiêu thì Bắc Kinh không nói và không ai biết được.
Phản kháng Từ 16-4 đến 23/4 sinh viên và những người biểu tình đã tụ tập trên 100.000 người tại quảng trường với lý do chuẩn bị cho lễ tang của Hồ Diệu Bang. Họ tổ chức bãi khoá và diễu hành trên các đường phố Bắc Kinh
Ngày 4/5, gần 100.000 người tại Bắc Kinh tuần hành đòi tự do báo chí.
Từ ngày 13/5, sinh viên chiếm quảng trường và bắt đầu tuyệt thực, với số lượng người nhịn ăn lên tới gần 1000 người.
Ngày 19/5 lúc 4:50 sáng, Tổng bí thư Triệu Tử Dương (赵紫阳) tới Quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Sau khi nói rằng sinh viên cần phải giữ lấy tính mạng của mình để chứng kiến ngày đất nước hoàn thành bốn hiện đại hóa, ông tiếp: "Chúng tôi thì già rồi, không thành vấn đề gì nữa" (We are already old, it doesn't matter to us any more).
Lời bộc bạch như một sự chấp nhận số phận của ông đã trở nên nổi tiếng. Và quả thật, đây chính là lần xuất hiện cuối cùng của vị Tổng Bí thư này, ông bị buộc rời khỏi chức vụ và bị quản thúc ngặt nghèo mãi cho đến khi qua đời vào tháng Giêng 2005.
Trong khi đó, Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn và Lý Bằng lập một kế hoạch đàn áp bằng quân sự.
Đàn áp Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10:30 tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép (APC) và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng.
Các sinh viên bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng những cây gậy lớn.
Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện.
Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên.
Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người đã ngã.
Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An, bức ảnh cho thấy hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe tăng.
Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát.
Chính phủ truy nã 21 lãnh tụ sinh viên, một nửa trong số họ đã trốn kịp ra nước ngoài. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền.
Sáng ngày mùng 4 tất cả những gì còn lại chỉ là các vết máu.
Chính phủ Trung Quốc không bao giờ đưa ra dữ liệu chính thức chính xác hay danh sách những người chết.
Ảnh hưởng về chính trị Các cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn đã làm mất đi quan niệm tự do hoá chính trị đang phát triển trong dân chúng hồi cuối thập niên 1980; vì thế, nhiều cải cách dân chủ được đề xuất trong thập niên 1980 đã bị bãi bỏ.
Dù có đã có một số quyền tự do cá nhân được ban hành từ thời điểm đó, những cuộc tranh luận về những sự thay đổi cơ cấu trong chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn là một chủ đề cấm kỵ.
Lịch sử bị xóa sạch Hiện tại, vì chính sách kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc gồm cả việc kiểm duyệt Internet, truyền thông bị cấm đưa bất kỳ tin nào liên quan tới chủ đề này. Phần lịch sử này đã biến mất trên hầu hết các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gồm cả internet.
háng 1 năm 2006, Google đã đồng ý kiểm duyệt site của họ tại Trung Hoa lục địa, Google.cn, để loại bỏ các thông tin về vụ thảm sát này trên Google tiếng Trung....