Khoa học từ lâu đã chú ý nghiên cứu về giai đoạn cận tử của con người nhưng kết quả gần như rất hạn chế. Ngoài việc nghe những lời của người “từ cõi chết trở về” thuật lại, đo đạc sóng não, ghi nhận các hiện tượng xảy ra trước khi lâm chung… thì không có thêm giả thuyết nào về cận tử được công bố.Qua các tài liệu thu thập được từ nền văn minh Ai Cập cổ đại cho thấy các bậc danh sư đã nghiên cứu về cái chết và xem đó như nền tản để sống cho thật có ý nghĩa. Họ tin rằng có tồn tại nhiều cõi giới khác nhau trên Trái đất và sự sống chết chỉ là việc luân chuyển từ thế giới này sang thế giới khác [1].Hình ảnh minh họa trong Tử Thư Ai CậpTử thư Ai Cập (Egyptian Book of The Dead)Tử thư Ai Cập là những bài kinh sử dụng cho người chết, tên sách được dịch từ nguyên bản tiếng Ai Cập là “PER-T EM HRU”, có nội dung hướng dẫn linh hồn người chết đi xuyên vào thế giới “Duat” (Tuat) – cõi âm hoặc chiều không gian thứ 4.
Theo huyền thoại Ai Cập, tử thư được viết bởi vị
thần Thoth, một hiền triết thông thái cai quản các kinh sách, một hóa thân từ lưỡi của thần
Seth. Thoth cũng được xem là một vị thư ký của vua địa ngục (có lẽ là giống Địa Tạng Bồ Tát ở phương Đông), người chuyên ghi lại các phán xét của vua cõi chết Osiris (Diêm Vương).
Các nhà nghiên cứu nhận định Tử thư được sử dụng vào khoảng từ năm 2400 TCN đến năm 100 SCN, ban đầu được dùng cho các tầng lớp trên, sau đó vào cuối triều đại thì phổ biến trong dân chúng. Văn bản cổ nhất tìm thấy được chạm khắc trong Kim tự tháp của vua Unas (khoảng năm 2400 TCN), các văn bản khác bằng giấy cói được đặt trong quan tài của thường dân.
Sách thể hiện bằng chữ tượng hình và các hình họa mô tả sự di chuyển của linh hồn vào thế giới ngầm (dưới lòng đất), còn các hình chạm khắc trong Kim tự tháp thì miêu tả thế giới bên kia là bầu trời.
Theo Tử thư Ai Cập linh hồn người chết sẽ phải vượt qua 2 thử thách vô cùng lớn lao để có thể tái sinh và ngăn chặn họ thoát khỏi cái chết lần thứ 2.
Thử thách đầu tiên là việc sử dụng thần chú (hay bùa) của vị thần Thoth để bảo vệ linh hồn người chết khỏi ma quỷ và các quyền lực bóng tối, nơi những sinh vật có hình thù ghê gớm và đáng sợ sinh sống. Ngoài ra, nó còn giúp cho họ vượt các chướng ngại như là các các cửa hay hang động u ám, đảm bảo cho linh hồn có một con đường an toàn và tự do đến thế giới TUAT.
Sau khi niệm đúng những câu thần chú của thần Thoth, tiếp theo bốn mươi hai vị thẩm phám sẽ cân quả tim, soi sét lại các hành động của linh hồn lúc còn sống và tiến hành thẩm vấn. Nếu linh hồn thú nhận, sám hối các tội lỗi do mình gây ra và được Thoth chấp thuận thì có thể đi sang vương quốc của Osiris. Ngược lại, trái tim của linh hồn kẻ nói dối sẽ bị quỷ Ma’at ăn sạch và anh ta sẽ không được tái sinh làm người cho kiếp tới.
Cuộc thử thách thứ 2 - Các "thẩm phán" cân quả tim tội lỗi của linh hồnTheo quan niệm truyền thống của người Ai Cập, con người bao gồm một cơ thể vật chất (gọi là “xa”), một linh hồn ma (“ba”) sống ở ngôi mộ sau khi chết và một thần thức – cái suy nghĩ của con người – gọi là “xu” và “ka”. [2]
[1] Tử thư Tây Tạng – tuyenphap.com
[2] sacred-texts.com
**********************Nếu như “Tử thư Ai Cập” xuất hiện từ sớm và bị gián đoạn khá lâu bởi thiếu sự kế thừa bởi những nhà tâm linh giác ngộ, thì tại Tây Tạng sự xuất hiện của dòng tu Kim Cang Thừa (Mật Tông) đã gìn giữ và bổ sung những nghiên cứu giáo lý về cái chết cho đến ngày nay.Nguồn gốc của Tử thư Tây Tạng (Bardo Thodol)Theo Đạo sư Chogyam Trungpa Tử thư Tây Tạng bắt nguồn vào khoảng thế kỷ thứ VII, sau đó vào được vị thầy Karma Lingpa tái khám phá và thực nghiệm lại vào thế kỷ thứ XIV.
Karma Lingpa là đạo sư tái sinh có nhiệm vụ khám phá các kinh sách được Đức Liên Hoa Sanh (được xem như là sơ tổ của Mật Tông Tây Tạng) cất giấu trong các hang động, giữa tảng đá, ký thác vào tâm thức của đệ tử… và đợi đến thời điểm thích hợp các giáo huấn này sẽ được trở lại với loài người. Những vị tái sinh để tái khám phá các kinh sách như thế gọi theo tiếng Tây Tạng là
Terma.
Các kinh sách Terma khám phá được viết bằng thứ ngôn ngữ tượng hình của Tây Tạng, Phạn ngữ hoặc đôi khi là chữ viết ở cõi Thiên Không Hành Nữ (Dakini).
Sau khi khám phá bộ “Tử thư” thì vợ và con của Karma Lingpa đột ngột qua đời sau đó ít lâu. Nhận ra sự vô thường của sinh tử, ông tiến hành nhập thất và thực hành giáo huấn về sáu dạng Bardo. Sau đó Karma Lingpa đã chết trong 7 ngày và hiểu rõ về tiến trình của sinh tử.
Tiến trình của cái chếtTử thư Tây Tạng miêu tả cái chết bắt nguồn từ việc 4 nguyên tố vi tế (đất, nước, gió, lửa) và thần thức tan rã tại các luân xa và rút khỏi các kinh mạch.
Trong tập “Những lời khai thị của Đức Liên Hoa Sanh về cõi trung giới” viết về tiến trình của cái chết diễn ra lần lượt như sau:
* Tiến trình bên ngoài:- Khi nguyên tố ĐẤT tan vào nguyên tố NƯỚC luân xa RỐN sẽ tan hoại, người chết có cảm giác nặng nề và nhìn thấy những ảo ảnh.
- Khi nguyên tố NƯỚC tan vào nguyên tố LỬA thì luân xa TIM sẽ tan hoại, người chết cảm thấy khó thở, miệng và mũi khô cạn, tâm thức rối bời và sẽ nhìn thấy những vệt khói mờ ảo.
- Khi nguyên tố LỬA tan vào nguyên tố GIÓ luân xa CỔ HỌNG sẽ tan hoại, nhiệt độ trong thân thể người chết hạ thấp dần, cảm giác chao đảo và sẽ nhìn thấy hiện tượng đom đóm.
- Khi nguyên tố GIÓ tan vào THẦN THỨC hơi thở sẽ chấm dứt, người chết nhìn thấy ánh sáng lập lòe.
*
Tiến trình bên trong:Khi 4 quá trình tan rã bên ngoài hoàn tất, tiếp theo sẽ xảy ra quá trình tan rã bên trong (hay là sự tan rã của THẦN THỨC).
Tử thư Tây Tạng nói rằng trong mỗi cơ thể con người có tồn tại 2 giọt chủng tự (bindu) vi tế nhận được từ cha và mẹ khi thụ thai gồm: một giọt bindu màu trắng (còn gọi là giọt Bồ đề tâm) tại luân xa ĐỈNH ĐẦU có hình dáng chủng tự “HANG” (tiếng Tây Tạng) và một giọt bindu màu đỏ có hình dáng chủng tự “A” nằm tại luân xa RỐN.
Khi giọt bindu màu đỏ tan rã người chết sẽ nhìn thấy cảnh tượng màu đỏ và khi giọt bindu màu trắng hoại thì cảnh tượng màu trắng xuất hiện.
Cơ hội GIÁC NGỘ ngay trong cái chếtSự tan hoại của 4 nguyên tố và thần thức vào 3 đường kinh mạch trung ương (nằm dọc xương sống) sẽ dẫn đết trạng thái 3 độc THAM, SÂN, SI ngưng đọng lại trong đôi phút. Nếu là một hành giả tu thiền, bằng cách quán tưởng ông ta sẽ lợi dụng giây phút này để di chuyển THẦN THỨC của mình thoát ra khỏi cơ thể bằng đường đỉnh đầu và sẽ đến một cõi Phật để siêu thoát.
Phép di chuyển thần thức trong lúc chết của Mật Tông Tây Tạng được gọi là P’howa.
Các cửa để THẦN THỨC thoát ra ngoàiKhi quá trình tan rã bên trong và bên ngoài diễn ra hoàn tất, thần thức tụ lại kinh mạch trung ương, nếu không có cơ hội di chuyển thần thức bằng pháp tu P’howa thì NGHIỆP QUẢ sẽ dẫn dắt thần thức người chết thoát ra ngoài cơ thể.
Quyển “Kho tàng các giáo huấn siêu việt” nói rằng có 8 con đường để thần thức thoát ra bên ngoài cơ thể gồm: lỗ hậu môn, sinh dục, rún, miệng, lỗ tai, mắt, lỗ mũi và đỉnh đầu. Trong đó:
- Nếu nếu thần thức thoát ra bằng lỗ hậu môn thì linh hồn tái sinh vào ĐỊA NGỤC;
- Nếu thoát ra bằng lỗ sinh dục thì tái sinh vào cõi SÚC SINH;
- Thoát qua miệng sẽ tái sinh trong cõi NGẠ QUỶ;
- Thoát qua mũi sẽ tái sinh vào cõi NGƯỜI;
- Thoát qua rún thì tái sinh thì tái sinh vào cõi DỤC;
- Thoát qua lổ tai tái sinh tái sinh cõi ASURA;
- Nếu qua mắt kể cả mắt thứ ba sẽ tái sinh vào SẮC GIỚI (cõi trời);
- Còn thoát ra bằng đường đỉnh đầu thì siêu thoát và tái sinh vào cõi VÔ SẮC GIỚI (hay CÕI CỰC LẠC).
Theo quyển “Giáo Lý Về Bardo – Con Đường Của Cái Chết Và Tái Sinh” thì sự lo sợ về cái chết sẽ dẫn đến cảnh linh hồn chạy trốn trong hoảng loạn và tái sinh trong cõi thấp. Nếu linh hồn trốn vào ngôi nhà màu đỏ có khói đen bay ra, kèm theo tiếng nhạc êm dịu (giống như quán bar) thì đó là cổng vào ĐỊA NGỤC; nếu linh hồn nương theo ánh sáng màu xanh lá cây và đi vào các hang động thì đó là cõi SÚC SINH; nếu nương theo ánh sáng màu vàng thì đi vào cõi NGẠ QUỶ; nếu nương theo ánh sáng màu đỏ và bước vào một khu vườn đẹp thì đi vào cõi ASURA; nếu nương theo ánh sáng màu trắng và có cảm giác như bước vào thiên đường thì tái sinh vào cõi THIÊN; và nếu nương theo ánh sáng màu xanh thì được tái sinh làm NGƯỜI.
Hành trình đầu thai của một linh hồnCũng theo quyển “Giáo Lý Về Bardo – Con Đường Của Cái Chết Và Tái Sinh”, khi quyết định chọn lối đi có ánh sáng màu xanh thì hai cánh cổng của 2 thế giới hiện ra, đó là thế giới của đàn ông và thế giới của đàn bà – đây là lựa chọn mang tính quyết định đến giới tính của linh hồn sau khi sinh ra.
Khi bước qua cánh cổng của đàn ông (hay đàn bà) linh hồn sẽ nhìn thấy cảnh những người cha và mẹ tương lai của mình đang trong tư thế giao hợp, do bị gió NGHIỆP thổi linh hồn sẽ tái sinh trong một gia đình phù hợp với nó. Lúc này THẦN THỨC sẽ rơi vào tử cung bà mẹ tương lai và sinh được tạo thành bào thai để được sinh ra như những con người bình thường.
Cảnh tượng của cõi trung giới (hay chiều không gian thứ 4)Đạo sư Chogyam Trungpa Rinpoche viết trong quyển Bardothì cõi trong giới có một bầu trời xanh không có mây, không có Mặt trăng Mặt trời và các ngôi sao.
Linh hồn khi rơi vào cõi trung giới sẽ trải nghiệm những cơn bão tố dữ dội, nhiều nơi có màu đen dày đặc, nghe được những âm thanh ghê gớm, cùng những sinh vật có hình thù quái dị và nghe được tiếng nói của chúng.
*********************Tại Tây Tạng, những người từ cõi chết trở về và có những trải nghiệm về cõi trung giới được gọi là các vị “Delog”. Họ là những đạo sư thực hành pháp môn thiền Đại Thủ Ấn, pháp di chuyển thần thức P’howa, đôi khi là các hành giả sơ cơ, cho đến những người không có cơ duyên gì với Phật giáo. Chuyến du hành sang bên kia cửa tử của họ thường dài ngày (3 hoặc 7 ngày) cho nên có nhiều sự kiện để nghiên cứu hơn là những trường hợp cận tử ở phương Tây.
Họa phẩm "Life...Death...Rebirth" của Vincent CacciottiNhững thông tin trong bài viết dưới đây được tóm lượt từ quyển
“Chết an lạc tái sinh hoan hỷ”của Đại sư Tây Tạng Tulku Thondrup, một tập sách trình bày những nghiên cứu và khảo sát về các trường hợp cận tử dưới góc nhìn của Phật giáo Tây Tạng. Tulku Thondrup viết với giọng văn đơn giản và đương nhiên là dễ hiểu hơn quyển “Tử thư Tây Tạng” khi đơn giản hóa sự uyên thâm của các giáo lý Mật tông về các khí lực bardo.
Sự phản chiếu những dao động của TÂM THỨCDo tâm thức của phàm nhân bị chi phối bởi các dòng khí lực (bardo) của Nghiệp cho nên những suy nghĩ (hay ý tưởng) vẫn vơ (hay chân chính) cứ như những cơn sóng liên tục xuất hiện trong đầu ta hết đợt này đến đợt khác. Đôi khi các suy nghĩ này xuất hiện ra bên ngoài thân (hành động) hoặc khẩu (lời nói) nhưng cũng có lúc phàm nhân kìm nén được chúng và chôn dấu nó trong tâm thức. Sự kìm nén này thực hiện được là nhờ thân vật lý và sự cấu tạo của những kinh mạch vi tế bên trong cơ thể.
Khi cái chết kéo đến, thân vật lý không còn, tâm thức thoát ra ngoài thân thể và liên tục bị trôi giạt và phóng chiếu bởi những Nghiệp của quá khứ.
“Trong cõi Sipai Bardo, chúng ta có được khả năng kỳ diệu như xuyên qua bất cứ mọi vật thể ngăn cách kể cả núi non, vách tường hay các tầng nhà điạ ốc…” [1], cho nên linh hồn chỉ cần nghĩ ngợi đến một người thân quen nào đó, lập tức gió Nghiệp sẽ đưa thần thức đến gặp họ cho dù có khoản cách xa bằng một đại dương. Do tâm thức bị Nghiệp Quả phóng chiếu nên nó nghe và nhìn thấy các sự vật một cách méo mó.
Ví dụ khi thần thức rời khỏi thể xác, có rất nhiều trường hợp nó không nhận ra đâu là thân vật lý của mình. Như trường hợp của bà Lingza Chokyi thì nhìn thấy thể xác mình là một con rắn lớn có mặc quần áo đang thối rửa, Đạo sư Denma Sangye Seng-Ge thì thấy một tháp màu trắng phủ tuyết, hay như Changchub Seng-ge thì thấy hình ảnh một con chó đã chết.
Ngay khi thần thức hội tụ tại 3 kinh mạch trung ương và thoát ra ngoài trong 9 cửa trên thân thể thì sự kiện này sẽ tạo ra những cảnh khác nhau như thần thức đi vào đường hầm, ngôi nhà có ánh sáng đỏ, cầu thang đi lên phía trên… nhiều trường hợp cận tử ở phương Tây có ghi nhận sự kiện linh hồn đi qua một đường hầm ánh sáng hày một vùng mây khói có màu…
Nhiều trường hợp trong cõi trung ấm nhìn thấy “đi qua một con đường hay những đường hầm hẹp, băng qua một sa mạc, vượt qua những chiếc cầu trên những dòng sông chảy xiết, bị Thần Chết (Lords of Dead) phán xử, có thể bị những đao phủ hành hình và đẩy xuống địa ngục, được tới các cõi cao hơn hoặc những cõi trời thanh tịnh. Tất cả những chứng nghiệm này đều là phản ứng của những thói quen về thể chất, văn hóa, tâm trí và tình cảm mà chúng ta đã tích lũy trong quá khứ.” [2]
Sự nhạy bén của tâm thức trong cõi vi tế làm linh hồn có khả năng đọc được ý nghĩ của người khác nhưng lại thiếu khả năng kiềm chế sự dao động của Nghiệp quả nên tâm thức liên tục chuyển biến từ cảnh khổ này sang cảnh khổ khác, trôi dạt trong sự sợ hãi… và điều này gây ra những cảnh tượng khủng khiếp như bị gió bão cuốn trôi, rơi xuống nước, bi mưa gươm đao xuyên qua người, bị thiêu cháy trong biển lửa, bị nước sôi đổ lên người…
Ví dụ như trường hợp của bà Samten Chotso khi còn sống có giết và vặt lông vài con chim bằng nước sôi. Khi vị Phán quan hỏi đến phần tội lỗi, nhớ lại hành động sát sinh của mình trong quá khứ, ngay lập tức bà thấy mình bị đánh bằng roi trên một cánh đồng nóng cháy và bị nước sôi đổ lên người trong sự tê dại vì đau đớn.
Định tâm để vượt qua sự dao độngSự dao động của tâm thức sẽ đẩy linh hồn đến những trải nghiệm trong cảnh tượng hãi hùng chưa từng nghe thấy trong thể xác. Đạo sư Denma Sangye Seng-Ge trong một trạng thái xuất thần của thiền định thấy tâm thức mình du hành khắp vũ trụ bằng ánh sáng của thân thể, ông thấy thân thể mình là một cái tháp với những con ếch đeo bám và có người khóc… Bất giác tâm thức ông dao động và nghĩ về cái chết của mình, rồi đột nhiên Denma trải nghiệm những cảnh tượng hãi hùng như bị cơn bão Nghiệp cuốn trôi, nghe tiếng rống của dã thú, bị làn gió gươm đao xô tới… nhưng sự thiền định vững chắc đã giúp Denma định tâm lại, ông quán chiếu mọi thứ chỉ là hư không và mọi cảnh tượng ghê gớm rồi cũng biến mất.
Tulku Thondrup nói rằng sự tu tập thiền định hay lòng sùng mộ một vị Phật (Bồ tát) sẽ giúp tâm thức ổn định hơn sau khi ta chết và đặc biệt là không tái sinh vào cõi thấp hơn.
Sự phán xét của tòa ánNhiều trường hợp của các vị delog được dẫn chứng trong quyển sách của Tulku Thondrup cho thấy họ đã trải qua sự phán xét của vị thẩm phán ở cõi chết. Các vị này có nhiều hình dạng khác nhau như các vị pháp vương, các vị Phật (Bồ tát) nhưng đôi khi ông ta lại hiện thân bằng hình thù của một con thú có đầu người… Điều này được giải thích như là sự dao động của tâm thức tùy theo Nghiệp Quả tốt hay xấu.
Một số trường hợp có lòng tin vào Phật giáo thì ghi nhận được sự kiện linh hồn được một vị Thần Bảo Hộ (Guardian Deity) dẫn dắt suốt cuộc hành trình từ lúc chết cho đến khi chạm vào “cổng” tòa án.
Tùy theo thiện Nghiệp và ác Nghiệp mà tòa án sẽ phán xét nơi tái sinh của linh hồn trong kiếp tới. Tại đây thần thức sẽ tự thú nhận những tội lỗi của mình và kể ra những việc làm tốt đẹp, có vị thần sẽ dùng chiếc gương phản chiếu để đọc các hành vi của linh hồn, cân đo các Nghiệp và đưa linh hồn đến nơi tái sinh mới.
Sự hiển lộ của tâm thức vi tế khiến cho mọi suy nghĩ của thần thức điều bị phơi bày và những hình ảnh tội lỗi sẽ thay nhau phóng chiếu, đây chính là chiếc gương soi rọi tâm thức.
Những người không muốn ra điNgoài những linh hồn chết và tái sinh vào sáu cõi, còn có những người không có quá nhiều Nghiệp xấu để đi vào địa ngục, cõi thú, cõi atula nhưng lại chưa đủ phước để tái sinh làm người hoặc đi lên các cõi giới cao hơn; cùng với sự tham luyến cảnh trần quá mãnh liệt nên họ ở lại cõi người sống và trở thành những loài ma.
Đạo sư Denma Sangye Seng-Ge trong cơn xuất thần và chu du của mình đã nhìn thấy vô số những vong linh đau khổ do tham luyến vào đời sống vật chất. Đó là những vong hồn chết sớm hơn tuổi thọ (do cộng nghiệp) từ các vụ tai nạn có đông người: những người giàu ở lại vì tiếc nuối tài sản đã gầy dựng, người chết trẻ thì nghĩ rằng mình chưa hưởng thụ hết dục vọng của trần thế, các nhà chính trị thì không nỡ từ bỏ quyền lực to lớn của mình, những người có lòng sân hận thì mong muốn tìm cơ hội trả thù kẻ địch, kẻ ít Nghiệp tốt thì chờ đợi người sống hồi hướng cho mình để con đường tái sinh có nhiều thuận lợi hơn, có vong hồn nán lại chờ đoàn tụ với người thân rồi sẽ ra đi cùng lúc… nhưng sự bám luyến vào cõi trần lại đưa họ vào những cảnh đói khát, đau khổ, thèm muốn… nhưng không thể thỏa mãn.
Chết, tái sinh và sự quên mất quá khứTừ những trích dẫn trong quyển sách của Tulku Thondrup cho thấy, ngoài những linh hồn là các loài ma chưa tái sinh sau khi chết thì những thần thức đi vào 6 đường lục đạo đều quên mất quá khứ sống ở cõi trần của mình.
Thầy tu Tagla Konchog Gyaltsen trong chuyến du hành của mình đến địa ngục đã chứng kiến nhiều cảnh tượng đau khổ của các chúng sinh ở đây và hầu hết không nhớ được tiền kiếp của mình trước đây.
Gyalwa Yungtrung, một tín đồ của đạo Bon, trong cuộc hành trình ở cõi chết đã cầu khẩn các vị tổ sư đạo Bon và Phật giáo để tìm mẹ mình. Và rồi ông được đưa phía bắc của núi Tudi và nhìn thấy những em bé sơ sinh đang nằm trong những bông hoa. Vị Dakini dẫn đường chỉ vào bông hoa có một bé trai và nói đây là tái sinh của mẹ ông nhưng đứa bé lại không nhớ gì về gia đình của mình – nhưng còn nhận ra Yungtrung.
Những cõi giới của thế giới bên kiaTừ những câu chuyện tái sinh của những vị delog Tây Tạng cho chúng ta thấy có sự sự tồn tại những thế giới (cõi địa ngục, atula, cõi thiên…) ở xung quanh núi tudi và từ không gian của người chết có những con đường rất đáng sợ để đi đến đó.
Những linh hồn lẫn khuất qua các hiện tượng ngoại cảm vẫn còn đang ở trong diện chờ, họ không dám đi qua các cửa tái sinh do còn bám luyến hoặc chờ đợi con cháu hồi hướng đủ công đức để có cơ hội tái sinh trong một hoàn cảnh thuận lợi hơn.
(Sưu tầm từ trang web của bác DOBATNHI)
~HẾT~