Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


Đây là bài nghiên cứu phong thủy mới nhất của chú HungBui. DO chú vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nên OS tôi chưa thể post hết ngay được. mong mọi người thông cảm. mong chú giữ gìn sức khỏe! Thân mến!


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000336


Ghi chú Vừa rồi, HungBui và một số ACE trong Đạo tràng DPLHVV được mời đi tầm Long tróc mạch để xây dựng một ngôi chùa và một ngôi đình làng tại Yên Dũng - Bắc Giang. Đây là một vùng có dày đặc Huyệt kết với mạch Long đi cuồn cuộn , bất tận. Có khá nhiều chuyện lý thú trong những ngày đi khảo sát. Xin kể lại cùng các bạn. Thân ái. HungBui.



PHẦN I




Trước hết , HungBui xin ghi lại những nguồn tư liệu đã có sẵn trên internet mà HungBui quên nguồn : 



* " Yên Dũng là một huyện của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.

Huyện nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang, Yên Dũng có núi Nham Biền chạy theo hướng Đông-Tây. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Lục Đầu, phía Bắc giáp huyện Lục Nam và phía Tây giáp thành phố Bắc Giang.

Đây là một vùng đất cổ có bề dày về lịch sử văn hoá và truyền thống khoa bảng. Yên Dũng tự hào là một vùng đất thiêng với huyền thoại 99 con chim phượng hoàng hốt cấu tạo nên dãy Nham Biền kỳ vĩ; có chốn tổ Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) ( xã Trí Yên) của thiền phái Trúc lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII, chùa được coi là trường Đại học phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Yên Dũng tự hào là nơi sinh ra hai cha con tiến sĩ Đào Toàn Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích ( xã Song Khê), nơi ẩn chứa và phát tích tinh hoa của nhiều thế hệ; một vùng đất đã biết lấy câu trong sách thánh hiền để dạy con cháu: " Thiên kim di tử, bất như nhất kinh", nghĩa là để cho con ngàn vàng không bằng một quyển sách. Bởi vậy từ xưa Yên Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng chục tiến sĩ làm nên niềm tự hào của một vùng quê hiếu học. Đến nay truyền thống ấy đã và đang được các thế hệ người Yên Dũng kế tiếp.

Huyện có diện tích 213km2 và dân số là 163.000 người (năm 2004). Huyện ly là thị trấn Neo cách thành phố Bắc Giang khoảng 15km về hướng đông nam. Chảy xuyên qua huyện Yên Dũng là con sông Thương uốn lượn cung cấp phù sa cho các xã Tân Tiến, Xuân Phú, Tân Liễu, Tiến Dũng, Chí Yên, Lão Hộ. Tỉnh Bắc Giang nối tiếng với ba con sông lớn chạy xuyên qua tỉnh là sông Lục Nam, sông Thương, và sông Cầu. Cả ba con sông này đều chảy qua huyện Yên Dũng và hội tụ tại Kiếp Bạc, Hải Dương..."




* "Thị trấn Neo. Một âm tiết đơn lẻ, mộc mạc quá! Neo đây là neo đậu, là giữ lại. Bạn tôi giải thích như một hướng dẫn viên du lịch. Cái tên gợi nhắc một thời xa xưa liên quan đến bến với thuyền. Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. Những con thuyền sau bao bôn ba lênh đênh trở về neo đậu bến quê. Kiếp người cũng mong vậy, sau muôn vàn thăng trầm chìm nổi, khao khát hồi hương, neo vào nơi chôn rau cắt rốn. Neo cũng chính là tên gọi nôm của dãy núi Nham Biền đồ sộ chạy từ làng Cổ Dũng Núi, xã Cổ Dũng, tổng Cổ Dũng đến làng Bài Xanh, xã Vân Cốc, tổng Hoàng Mai, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc xưa. Núi Neo còn có tên tự Cửu thập cửu phong sơn, nghĩa là núi chín mươi chín ngọn. Truyền thuyết kể: ngay từ thời hồng hoang, một đàn phượng hoàng trăm con bay đi tìm đất đế đô và chúng đã chọn nơi này. Mỗi phượng hoàng chọn một ngọn núi để đậu. Rất tiếc, còn thiếu một ngọn núi cho con chim thiêng thứ một trăm nên cả đàn lại vỗ cánh bay đi. Nham Biền không trở thành kinh đô của đất nước. Bạn tôi rành rọt kể như từng sinh ra và lớn lên ở chốn này.

Chúng tôi đã đến chốn Tổ - chùa Vĩnh Nghiêm của Thiền phái Trúc lâm do vị hiền minh Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII. Đây chính là một Đại danh lam cổ tự nổi tiếng trong cả nước. Ngôi chùa hơn bảy trăm năm với những đường nét kiến trúc khiêm cung mềm mại từ ngoài vào trong thể hiện đậm đà và sâu kín sự hài hòa giữa hồn Việt và tính Phật nằm yên bình giữa cỏ cây hoa lá xanh tươi. Thời Trần, Vĩnh Nghiêm là trung tâm Phật giáo lớn của Đại Việt, nơi ba vị Trúc lâm Tam tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang từng trụ trì và mở trường thuyết pháp. Có thể xem đây là Trường Đại học Phật giáo đầu tiên ở nước ta. Những bản mộc bằng gỗ thị khắc Kinh phật lưu trữ tại đây là tài sản vô cùng quý giá của quốc gia. Tất cả đã được gìn giữ truyền thừa qua nhiều thế hệ. Hơn bảy thế kỷ như còn lưu dấu nơi đây, trên nền đất linh thiêng, trong hàng cây cùng tuổi với ngôi chùa vẫn xanh màu lá, trong những hoa văn tạc khắc trên rường cột, trong câu Thánh hiền Thiên kim di tử, bất như nhất kinh (Cho con ngàn vàng không bằng một quyển sách) dạy con cháu bao đời. Hơn bảy thế kỷ rồi nhưng ánh sáng tinh túy của Trúc lâm Thiền phái vẫn lan tỏa. Việc khôi phục dòng Thiền Trúc lâm Yên Tử do vua Trần Nhân Tông khai mở đang là nhu cầu tình cảm của nhân dân. Dự án Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng đã phác thảo ra một danh thắng mới nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa tâm linh ở trên dãy núi Nham Biền thuộc địa phận xã Nham Sơn của Yên Dũng.

Có một nhà phong thủy khi lên núi Phượng Hoàng (thuộc dãy Nham Biền) đã sửng sốt trước địa thế nơi này. Theo ông ta thì đây mới thực là một linh địa để kiến tạo nên Thiền viện. Vùng đất này vô cùng đắc địa vì được Nhâm sơn - Bính hướng, Tổ sơn cao dày. Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng sẽ được xây dựng ở đây và trên đỉnh Đền Vua còn nên dựng Tam tổ Trúc lâm nữa để tạo phúc cao dày cho con cháu mai sau. "






Đường vào khu Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng (Ảnh của HungBui)
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000335

Mô hình khu Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng ( Ảnh internet).
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+2




* "Theo dự án, Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng là một Thiền viện tu theo Thiền phái Trúc lâm với tinh thần: Thiền giáo song hành; Tam giáo đồng nguyên; Tức tâm tức Phật; Nhập thế; Dân tộc; Độc lập tự cường và Hướng đến cuộc sống an lạc giải thoát. Những tinh thần ấy đã được khai mở từ hơn bảy trăm năm trước bởi Phật Hoàng Trần Nhân Tông nay sẽ được nghiên cứu, bảo tồn lưu giữ và vận dụng vào đời sống đương đại của con người. 

Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng sẽ trở thành một nét nhấn trang nghiêm, thanh thoát cao đẹp cho vùng quê Yên Dũng đất thơm người lành nói riêng và cho Bắc Giang nói chung. Có phải, đó chính là điều tốt, điềm lành đang đến với Yên Dũng, với Bắc Giang?.

Tương truyền, vào năm 1226 vua Trần “giáng Huệ Hậu xuống làm Thiên cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ và lấy châu Lạng ban cho làm Thang mộc ấp”. Thực chất, buổi đầu thay nhà Lý nắm giữ vương quyền, mọi quyền hành triều Trần đều nằm trong tay Thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã “ban” Thang mộc ấp cho phu nhân của mình là Linh Từ Quốc Mẫu tại vùng đất phía bắc dòng Nguyệt Đức, sát với dãy núi nham biền, trấn giữ con đường Thiên lý chạy từ ải Nam Quan về kinh đô Thăng Long không vì mục đích thu lợi về kinh tế mà vì mục đích quân sự (được che chắn bằng kinh tế). 

Căn cứ vào câu nói truyền tụng trong nhân dân vùng này về Thang mộc ấp: “Hữu Nham biền sơn tuấn/Tả Nguyệt Đức giang thanh/An Hồng chi tú lĩnh triều tiền/ Đương Mại chi nhiêu khê nhiễu hậu” (phía bên phải (Thang mộc ấp) dựa vào dãy núi Nham Biền/Phía bên trái có dòng Nguyệt Đức (sông Cầu) trong xanh/phía trước là ngọn núi đẹp ở An Hồng chầu về/Con suối thuộc xã Đương Mại chạy bao quanh” thì địa giới của Thang mộc ấp này có hình chữ nhật: chiều đông-tây khoảng 3 km và chiều bắc-nam khoảng 2km, thuộc phạm vi 3 xã: Yên Lư, Nham Sơn, Thắng Cương thuộc tổng Hương Tảo và xã Cảnh Thụy, tổng Tư Mại trước đây. 

Trần Thủ Độ muốn xây dựng một hành doanh ở nơi này vì, vào đầu thời Trần có hai thế lực quân sự khá mạnh là đội quân của Nguyễn Nộm và đội quân của Đoàn Thượng luôn luôn chống lại vương triều Trần. Trần Thủ Độ đã nhiều lần mang quân đi đánh dẹp. Sử cũ chép, vào cuối tháng 8 năm Bính Tuất (1226), Thang mộc ấp được ban cho Linh Từ Quốc Mẫu, thì tháng 2 năm sau, Trần Thủ Độ đem quân đi đánh Nguyễn Nộm, Đoàn Thượng và các Man… Vào những năm trước đấy, nhân triều Lý vào buổi suy yếu, giặc cướp tụ tập nhiều, Nguyễn Nộm chiếm cứ Bắc Giang, Đoàn Thượng chiếm giữ Hồng Châu. Trần Thủ Độ điều động các quân đi dánh dẹp. Thế nhưng, binh lực của Nguyễn Nộm còn mạnh, chưa dễ hàng phục, nên Thủ Độ (nhân danh Triều Trần) phong cho Nguyễn Nộm làm Hoài Đạo vương, chia cho các huyện Bắc Giang Thượng, Bắc Giang Hạ, Đông Ngàn. Như vậy, Trần Thủ Độ cho lập Thang mộc ấp nhằm khống chế Hoài Đạo vương Nguyễn Nộm. Cùng với đó, ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ XI, trong lần đem quân xâm lược nước ta (1075-1077), dưới triều Lý, quân Tống do tướng Quách Quỳ chỉ huy đã thiết lập một phòng tuyến ở vùng đất này. Phòng tuyến của quân Tống dọc theo bờ bắc sông Nguyệt Đức (sông Cầu), chạy từ địa phận huyện Hiệp Hòa, qua huyện Việt Yên, đến chân dãy núi Nham Biền ở huyện Yên Dũng. Rồi lại chạy lên phía đông bắc đến nam ngạn sông Thương. Phòng tuyến chính dài khoảng 30km, chạy từ bến đò Như Nguyệt đến núi Nham Biền. Điều này cho thấy, vùng đất dưới chân dãy núi Nham biền là vùng đất đắc địa cho việc đóng quân và đồn trú. 

Có thể nói, Trần Thủ Độ chọn nơi đây làm Thang mộc ấp để “ban” cho vợ mình, thực chất là để bí mật xây dựng một hành doanh, một đồn tiền tiêu khống chế vùng đất phía bắc, địa bàn hoạt động của Nguyễn Nộm-một thế lực quân sự tương đối mạnh mà vị Thái sư đầu triều Trần luôn cảm thấy lo lắng. Sâu xa hơn nữa, ông muốn có một hành doanh, một tiền đồn bí mật để phòng sự bất trắc trước sự nhòm ngó, âm mưu thôn tính nước ta của giặc Bắc..."

*"Cách Hà Nội 40km, cách thành phố Bắc Giang khoảng 10km, dãy núi Nham Biền nhìn từ trên cao tựa như hình cánh cung. Dãy núi có tổng chiều dài khoảng 12km một đầu nằm trên Xã Tiến Dũng huyện Yên Dũng, đầu kia giáp xã Vân Trung huyện Việt Yên, kế bên con suối Tóp. Suối Tóp là một trong những con suối có phong cảnh thiên nhiên đẹp và có dòng thác rất lý tưởng, ví như là chị em sinh đôi với suối Mỡ của huyện Lục Nam. 

Dãy núi có tất cả chín chín ngọn lớn, nhỏ hợp thành đan xen vào nhau. Đỉnh cao nhất là đỉnh Non Vua, có độ cao tới hơn 300m. Ai đã từng leo lên tới đỉnh, hẳn sẽ thấy cái nóng, cái mệt bỗng đâu tan biến bởi được những cơn gió mát lạnh từ trong hang đá mang theo hơi nước từ những con suối, những dòng thác, bên trên sườn núi thổi vào. Phóng tầm mắt ra xa là cả một màu xanh rộng khắp của những cánh rừng trồng rồi tái sinh và những cánh đồng bát ngát thẳng cánh chân trời. Nhiệt độ trung bình giữa mùa hè ở đây là khoảng 28-30oC. Phía tây sườn núi có rất nhiều hồ nước, được tạo bởi những ngọn núi nhỏ dưới thấp quây thành. Một trong số hồ đẹp nhất ở đây phải nói đến hồ Bờ Tân. Hồ ở trên sườn núi nên nước hồ có màu xanh thăm thẳm, màu xanh của núi, của rừng. Mặt hồ luôn phẳng lặng như chiếc gương khổng lồ, luôn in bóng những dặng cây. Nơi đây thực sự là chốn thiên đàng của các loài chim. Cứ mỗi khi chiều tà, từng đàn chim lũ lượt trở về quây quần ríu rít, bận rộn bên tổ ấm và đàn con. Hồ có diện tích khoảng 6ha, diện tích tuy không lớn nhưng nằm trên địa thế vô cùng hấp dẫn, bởi bốn bề là mây, là núi, xung quanh là những rừng cây xum xuê rậm rạp. Nằm trong quần thể dãy núi Nham Biền có nhiều ngọn núi với nhiều tên gọi khác nhau, như: núi Hòn Giữa, núi Cột cờ, núi Ông Đống, núi Trói Trâu, núi Đèo Kim, núi ổ Gà, núi Con Voi... 

Mỗi cái tên đều mang một huyền tích nào đó. Một trong những ngọn núi có cảnh đẹp nên thơ, phải kể đến núi Một Trong. Núi được hình thành bởi những phiến đá tảng khổng lồ, sắp sếp chồng khít lên nhau. Qua bao thế kỷ, cùng với sự biến động của địa chất, đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của lịch sử nhân loại, giờ đây như đã trưởng thành với đầy đủ sức mạnh hiên ngang sừng sững, đầy quyền uy. Mỗi khi có ánh ban mai, cả vùng núi lung linh huyền ảo bởi những con suối nhỏ phản ánh hào quang lên các phiến đá. Ban đêm, nhất là những đêm trăng rằm, ánh trăng soi sáng nhưng ngọn núi, những rừng cây in hình lên vách núi, tựa như những chiến binh bất tử hiên ngang trên luỹ tường thành, mà ông cha ta xưa dựng lên chống giặc ngoại xâm. Tất cả tạo một không gian hư hư, ảo ảo gợi trí tò mò cho những ai luôn giầu trí tưởng tượng.




Dãy núi Nham Biền huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang ( Ảnh HungBui ). [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07195

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07196

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07199

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07202
*"Từ Hà Nội qua cầu Như Nguyệt, ta thấy cả một dải núi xanh trải dài bên phải đường Quốc lộ 1A mới, phía sau khu công nghiệp Quang Châu. Núi ấy có tên là núi Bài, một trong hai dãy núi của dãy núi Nham Biền - thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Nham Biền là dải núi lớn nằm trong địa phận Yên Dũng xưa (nay là phần đất của hai huyện Việt Yên và Yên Dũng). Núi có hai dãy chạy song hành nên mới có tên là Nham Biền, tựa như hai câu trong lối văn biền ngẫu xưa.

Núi Bài chạy từ Vân Trung (Việt Yên) tới ngòi Nham Sơn thì dừng. Trong núi, dãy ở địa phận Vân Trung - Nội Hoàng có núi Vua Ngự (cũng gọi là núi Ông Già) đỉnh núi chót vót, khí thế mạnh. Nơi ấy có đèo cổ đi qua. Chân núi có chùa Bài ở phía Nam và chùa Dâu ở phía Bắc, cảnh sắc rất đẹp. Đây là nơi nằm giữa ba khu công nghiệp (Quang Châu - Đồng Vàng - Nội Hoàng) nên tiềm năng du lịch văn hóa rất khả quan.

Núi Neo bắt đầu từ địa phận xã Tiền Phong – Nham Sơn (Yên Dũng) chạy xuôi về tới núi Buồm (xã Tiến Dũng) thì dừng. Thế núi hùng dũng, một mặt kề bên sông Thương, một mặt nhìn ra cánh đồng Yên Dũng, thoải tới tận bờ sông Thương nước chảy lơ thơ. Do có mạch núi Nham Biền nên tạo cho vùng đất Yên Dũng trở thành vùng đất ngã ba sông của tỉnh Bắc Giang. Hai con sông Cầu và sông Thương hợp nhau ở Đồng Việt chính là yếu tố tạo nên địa văn hóa của vùng đất Yên Dũng “địa linh nhân kiệt” giàu truyền thống hiếu học và khoa cử của Việt Nam.

Trong dãy núi Neo, đỉnh cao nhất của nó là đỉnh Vua Bà, nơi này linh khí rất mạnh, chỉ những ngày nắng đẹp mới thấy đỉnh ngọn, còn những khi mù trời đỉnh ấy bị mây mù che phủ. Đỉnh núi Vua Bà cao gần 300m so với mặt nước biển. Núi này đất đá lẫn lộn - đá ở trong khu vực đều là đá cát kết lớn, đá gan trâu, gan gà ghềnh đỏ…. Từ trên sườn núi có những khe nước nhỏ chảy xuống chùa Nguyệt Nham, rồi róc rách chảy vào sông Thương.

Ngày trước, khắp cả khu núi này có các rừng thông mọc lẫn trong các loài cây tự nhiên hoang dã, nên cảnh sắc đẹp lạ lùng. Thời Pháp thuộc ở thế kỷ XX, người Pháp đã cho mở đường để xe zíp lên tới tận đỉnh Vua Bà để ngắm cảnh toàn vùng Lạng Giang - Yên Dũng… Dấu vết đường ấy nay vẫn còn dấu vết. Lên tới đỉnh núi Vua Bà, khí trời trong lành làm cho tâm hồn thật sảng khoái. Ai đã từng lên đây mới thấy cảnh quan của toàn vùng này thật đẹp, thật hữu tình. Phía Đông Nam là cảnh Lục Đầu giang, Phả Lại, chùa Vĩnh Nghiêm. Phía Đông Bắc - Bắc là vùng Lạng Giang xưa, phía Tây Nam - Tây là vùng đất Yên Dũng, Việt Yên và cả Bắc Ninh nữa. Con sông Cầu, sông Thương như dải lụa mềm trải hai bên sườn núi Nham Biền, thực hữu tình. Ở đỉnh núi Vua Bà, nay vẫn còn một ô trũng nhỏ. Tục truyền đó là ao trời, nước tụ quanh năm. Theo như các cụ giỏi phong thủy nói rằng “cao sơn tầm oa trũng, bình dương tầm đột khởi” thì ở đỉnh Vua Bà này đúng là nơi mà các nhà phong thủy cần lưu tâm. Chỗ ấy thực là nơi làm cho núi này thêm linh qúy. 

Cái tên núi Vua Bà có từ bao giờ, chẳng ai rõ được, chỉ biết rằng người Việt xưa và cả ngày nay có tục thờ mẫu - mẫu lớn nhất là mẫu mẹ Âu Cơ, bà mẹ sinh ra trăm người con. Người con cả được tôn xưng là Hùng Vương dựng lên nước Văn Lang. Ấy là tổ nước ta vậy, việc vua Hùng tìm đất dựng kinh đô đều gắn với truyền tích 100 con phượng hoàng, hoặc 100 cây thông, 100 con voi. Nơi nào được thì 100 con chim phượng có chỗ đậu…. Núi Nham Biền chỉ có 99 ngọn, thế là 1 con không có chỗ đậu, nên 100 con bay đi. Tuy không phải là vùng đất đóng đô được nhưng đó cũng là nơi đất quí. Có thể cái tên Vua Bà bắt nguồn từ tục thờ mẫu ấy.

Ở chân núi Vua Bà phía bờ sông Thương, xưa có chùa Hang Chàm (tức chùa Nguyệt Nham). Chùa này có nguồn gốc từ thời Trần. Ở chùa Nguyệt Nham đã phát hiện các mảng gốm tháp đất nung thời Trần, đặc biệt mới đây đã phát hiện tấm bia thời Trần, chứng tỏ núi Vua Bà có linh tính xưa để lại. Chân núi Vua Bà phía sông Cầu tạo nên cảnh quan địa thế chùa Kem, xã Nham Sơn - Yên Dũng. Chùa Kem là chùa cổ, qui mô lớn mà trù mật khách thập phương xa gần vẫn về chùa hành lễ. Xưa kia, chùa thuộc thôn Hương Tảo. Thôn này, vào thời Trần là đất thang mộc của Thái sư Trần Thủ Độ. Tục truyền trong núi có mãng xà thường làm hại dân. Trần Thủ Độ về đây giúp dân khai khẩn đất hoang, mở mang đồng ruộng, phát triển đời sống. Thái sư Trần Thủ Độ lập kế giết mãng xà, trừ hại cho dân. Về sau dân lập đền thờ vợ chồng Trần Thủ Độ. Đền ấy gọi là đền Thanh Nhàn. Ngày hội, dân vẫn duy trì tục đánh rắn xưa để tri ân người xưa giúp dân xã trừ diệt xà tinh.

Trong tấm bia thời Trần ở chùa Nham Nguyệt cho biết có một bà hoàng cùng mọi người về núi này tu tạo chùa pháp, công đức lớn lao nên lưu tích ở bia. Bà hoàng ấy lai lịch thế nào chưa rõ, vì bia cổ đó chữ mòn không xem hết được, thế nhưng đấy cũng là một vị vua bà về công đức với vùng đất này, do đó cũng góp phần làm cho núi Vua Bà thêm một nội dung nguồn cội.

Núi Vua Bà là một trong các ngọn núi cao của dãy Nham Biền. Núi tuy không cao như nhiều núi khác, nhưng là núi có linh tích nên là núi thiêng qúy. Trong xu thế phát triển chung, một dải núi thiêng quý như Nham Biền, trong đó có ngọn Vua Bà thế nào cũng được xem xét đến để cho mọi người có chỗ du sơn, du thủy, picnic 2 ngày nghỉ trong tuần, có chỗ cho người Bắc Giang, tỉnh ngoài tới hành hương vãng cảnh...."



Một số hình ảnh tại Đền Thanh Nhàn tại thôn Minh Phượng xã Nham Sơn- Yên Dũng do HungBui chụp.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000301

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000311


*"Lịch sử đã ghi lại rằng: Núi Nham Biền hay còn gọi là núi Neo chạy từ làng Cổ Dũng, tổng Cổ Dũng (xã Tiến Dũng hiện nay) đến làng Bài Xanh, xã Vân Cốc, tổng Hoàng Mai huyện Yên Dũng. Núi Neo còn có tên tự nữa là Cửu thập cửu phong (dãy núi 99 ngọn).

Từ thuở khai thiên lập địa có một đàn Phượng Hoàng bay đi tìm đất đế đô. Và chúng đã chọn nơi này. Nhưng rất tiếc, đàn chim Phượng hoàng có 100 con mà dãy núi Nham Biền chỉ có 99 ngọn, những con bay trước lần lượt từ con đầu, mỗi con đỗ trên một ngọn núi, con bay sau cùng thiếu chỗ đỗ, nó liệng nhiều vòng, xải cánh nghiêng ngó tìm nơi đỗ. Nhưng đã thiếu mất một ngọn và rồi nó cũng bay lao đi, cả đàn thấy vậy lại vung cánh rướn chân bay theo con chim thiếu chỗ đỗ ấy. Đàn chim đã bay đi nơi khác tìm đất đế đô nếu không kinh đô của nước ta đã ở đất Nham Biền.
Trong “Cửu thập cửu phong sơn”, cao nhất là ngon Chân Voi thuộc địa phận làng Liễu Đê xã Hà Liễu tổng Phúc Tằng sau sang tổng Phấn Sơn (xã Đồng Sơn hiện nay) cao 199m so với mực nước biển sau đến núi Bùi cao 196m, sau nữa là núi Non Vua, Vành Kiệu…

Tên núi Non Vua cũng bắt nguồn từ tương truyền thế kỷ thứ 13 thái sư Trần Thủ Độ rước vua Lý Chiêu Hoàng về ngự ở đây xem ngài trừ quái vật rắn thần. Từ đó núi có tên Non Vua. Đỉnh Non Vua có bãi phẳng rộng, có ao chứa nước, tương truyền đó là cung điện vua ngự. Dưới chân núi, đường lối quanh co, lau lách um tùm, có Giếng Tiên, Ngòi Tiên, Ao Tiên, quanh năm nước đầy ăm ắp, cạnh Bàn Cờ Tiên có Suối Tiên, nước chảy róc rách tạo ra những khúc nhạc du dương lòng người.
Núi Vành Kiệu có hình tay ngai, tương truyền thái sư đã chọn nơi đây làm nơi chồng kiệu để rước vua, còn núi Cột Cờ là nơi cụ Đề Thám đóng quân tại đây trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Cũng bởi truyền thuyết Phượng Hoàng đậu mà núi cũng còn gọi là núi Phượng Hoàng. 

Núi này có các khe rạch như Khe Đám, khe Suối Rắn(khe Róc), khe Cổ Cò, các hang như: hang Giàu, hang Tràm, đèo như: đèo Trán Khỉ, đèo Yên Ngựa… đổ nước mưa hàng năm tạo cho cả vùng Nam Yên Dũng thành xô sơn, bạt thủy. Núi này cũng có nhiều sản vật quý, trong đó có thứ cỏ, rễ lấy làm hương đốt lên rất thơm là hương bài. Có một xóm ở chân núi có tên Hương Cảo hay xóm cỏ thơm. Đến đây bỗng thấy cảm xúc thăng hoa, bừng tỉnh nhớ về những câu hỏi ngày nào “ Bà ơi sao làng ta có tên Hương cảo, Kẻ Cáu?". Tích xưa, người xưa, truyện xưa mà hồn nay."

* " Nói đến du lịch văn hoá Yên Dũng trước hết phải kể đến ngôi chùa Vĩnh Nghiêm thuộc xã Trí Yên, đây là ngôi chùa nổi tiếng, được người dân cả nước biết đến bởi ngôi cổ tự này chứa trong nó những nét trầm tích văn hoá có giá trị lịch sử tâm linh lâu đời, có giá trị vật thể và phi vật thể vượt ngoài không gian quốc gia. Ngôi chùa nổi tiếng này có từ thời Trần (thế kỷ XIII) thuộc thiền phái Trúc Lâm. Chùa toạ lạc nhìn ra ngã ba Phượng Nhỡn, là nơi hội tụ của dòng sông Thương và sông Lục Nam hợp thành hệ thống sông Thái Bình, đây là ngã ba sông nổi tiếng trong huyền thoại Việt. Trông ra xa bên kia sông là vương phủ của Trần Hưng Đạo. Hàng năm, vào dịp 14 đến 17 tháng 2 âm lịch, chùa tổ chức lễ hội rất lớn, nổi tiếng trong cả vùng. Hội thu hút hàng chục nghìn lượt khách thập phương từ các nơi kéo về dự hội, cầu mong mọi sự tốt lành và cùng thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình nơi đây đương độ xuân về. Không gian Chùa luôn làm cho du khách cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng giữa cảnh thiền thanh tao, u tịch. Nằm trong quần thể du lịch văn hoá Yên Dũng còn có các điểm đến để du khách thăm quan như: đền Thanh Nhàn, chùa Kem thuộc xã Nham Sơn, đền thờ Trần Minh Tông xã Đức Giang… Đền Thanh Nhàn toạ lạc tại trung tâm thôn Minh Phượng xã Nham Sơn. Những ngày tháng chiến tranh, đền bị tàn phá nặng nề, nay công trình kiến trúc và cảnh quan đã được nhân dân thôn Minh Phượng, xã Nham Sơn tu bổ lại, vẫn bảo lưu được một số cổ vật quý như lò thiêu hương bằng gang được đúc năm đầu niên hiệu Thành Hoá (1465), cây hương đá, cột đá khắc câu đối mang tính tuyên ngôn về địa lý: “Tây Bắc Yên Hồng tú lĩnh triều tiền/ Đông Nam Đương Mại thâm khê chiếu hậu”, “Tả Nham Biền sơn tú khí địa lý sơn chung/ Hữu Nguyệt Đức giang thánh thiên thiên thư tố định”. Bên cạnh đền Thanh Nhàn là một di tích nổi tiếng: chùa Kem- hay còn gọi là Sùng Nham tự xây dựng từ thế kỷ XV, làm theo lối chữ Đinh, toạ lạc ở chân dãy Nham Biền. Chùa ở nơi khe núi hình cánh cung hướng ra sông Như Nguyệt, tựa lưng vào vách núi Cột Cờ, đồi Đẩu Sơn, trên đỉnh có tháp Thạch Phong chứa xá lị của thiền sư Giác Hải xây dựng từ thế kỷ XVII. Phía tả bên chùa có Hồ Chuông rộng lớn, bên hữu có Bãi Trống, cạnh chùa là Suối Tiên, đường lối quanh co lau lách um tùm, phía sâu bên trong có Suối Nứa, Giếng Tiên, Ngòi Tiên, Ao Tiên quanh năm nước đầy, chảy róc rách tạo khúc nhạc du dương lồng trong hoa lá cỏ cây, trông xa tựa như một bức tranh cổ, ẩn hiện cảnh sắc hư không. Không gian xung quanh ôm lấy ngôi chùa cổ tạo thế vững trãi ngàn năm. Phía trước chùa là vườn tháp chứa xá lị của các thế hệ tăng ni trụ trì bản tự. Chùa cách không xa đường tỉnh 398 nối Bắc Giang với Hải Dương, Bắc Ninh, và liền kề với các di tích cổ như đền Thanh Nhàn- đình Ba Tổng- đền thờ vua Trần Minh Tông. Hội chùa được mở vào vào ngày 21 tháng Tám theo lịch trăng, trùng dịp hội đền Kiếp Bạc (Chí Linh- Hải Dương), tiện đường giao thông thuỷ bộ, thuyền xe, nên du khách viếng thăm rất đông. Thời gian du khách lưu lại chắc hẳn sẽ rất bổ ích và tâm trí hẳn sẽ không hề bị nhàm chán. Nằm trong trục du lịch văn hoá tâm linh Yên Dũng còn phải kể đến Đình Cáu (Ba vua đình Cáu, sáu vua đình Kem), chùa An Quốc, đền Ngọc Lâm, chùa Hoàng Khánh 99 bậc, chùa Hang Chàm (tên chữ là Nguyệt Nham tự)… đều tựa lưng vào dãy núi Nham Biền. Có thể nói đình, đền và chùa nào ở Yên Dũng cũng gắn với các truyền thuyết, truyền tích văn hoá để người đời sau sưu tầm, nghiên cứu và biên khảo."


Một số hình ảnh tại Đền Thanh Nhàn tại thôn Minh Phượng xã Nham Sơn- Yên Dũng do HungBui chụp.

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07207
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07234 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07246

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07247


Lò thiêu hương bằng gang được đúc năm đầu niên hiệu Thành Hoá (1465). [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000312

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000314
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000317




Hoành phi , câu đối của Đền.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000322

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000318

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000319

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000320

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000321

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000323



Thượng lương ( Mới sau này ).
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000324





PHẦN II


MIẾU CÔ BẠCH HOA.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07144

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000263

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000265



Sự tích : Tương truyền ngày xưa có một người con gái họ Nguyễn đi chợ về qua khu vực cánh đồng thôn Cảnh Thụy - Xã Đại Đồng - Huyện Yên Dũng thì bị cảm và mất ngay tại bờ ruộng này. Mọi người chưa kịp chôn cất cô thì xác cô đã được tổ mối đùn lên che kín thành một ngôi mộ to. Mọi người đều cho là cô được Thiên táng nên thắp hương thờ và được cô nhiều lần hiển linh giúp đỡ. Dòng họ nhà cô cũng phát đạt hẳn lên so với người dân quanh vùng.Mọi người được báo cô có Mỹ tự là cô Bạch Hoa và lập miếu thờ. Năm 2011, người ta xây lại miếu thờ Cô Bạch Hoa và rất nhiều người tin tưởng đến đây hương khói cho cô.






LONG MẠCH KHU VỰC XÃ ĐỒNG VIỆT - YÊN DŨNG.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+3

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1

Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang nằm trong khoảng giữa hai ngã ba sông : Ngã ba sông Thương và sông Lục Nam, ngã ba sông Thương và sông Cầu. Đây là một vùng tồn tại dày đặc các Huyệt kết với những con Long thật đặc biệt.Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ??? Chúng ta cùng tiếp tục khảo sát về Địa lý khu vực này. 

Theo khảo sát của HungBui, khu vực xóm Trung -Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang có một lịch sử khá thú vị. Chỉ riêng nội xóm Trung này, đã ba lần phải làm Đình, làm Chùa lại . Chỉ riêng cái tên Chùa là Hành Quán cũng như một dự báo cho tương lai không ổn định của nó. Lần đầu tiên, Chùa được cất ngay sát chân đê, ngay cạnh sông Thương. Thời gian sau đó, Chùa và Đình Hành Quán lại được cất lại ở một vị trí cách đó khoảng gần 1 Km.Sau trận lụt năm 1971, cả khu vực này chìm trong biển nước mênh mông, cả xóm Trung phải chuyển lên sinh sống tại một nửa quả đồi cách nơi cũ khoảng gần 2 Km. Chùa và Đình Hành Quán lại một lần nữa " Hành quân" lên ngọn của quả đồi này.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07149

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07150Khu vực Chùa và Đình Hành Quán trên nửa quả đồi hiện nay.


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07151

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000269
Chính quyền xã đang tiến hành mở rộng con đường lên Chùa và Đình Hành Quán trên đồi.


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000272

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07147

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000274

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000275

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000276



Khảo sát lại khu vực Chùa và Đình cũ. Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, HungBui nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đết này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam.

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000280

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000281
Nền cũ của Đình - Chùa Hành Quán .




 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000282

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000283

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000284
Mắt trái Long.






 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000285

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000286

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000289
Mắt phải Long, người ta đã san lấp gần hết để làm ruộng.Ngày trước đây là một giếng sâu không bao giờ cạn nước.



Trong khu vực này, người xưa đã dùng đến ba miếu thờ gọi là Ghè để trấn giữ Địa Huyệt này : Một Ghè ở ngoài bờ sông, khi người ta làm lò gạch đã phá mất nhưng nền Ghè vẫn còn nổi lên khỏi mặt nước, đây chính là nơi con Long trồi lên khỏi lòng sông tiến vào bờ. Một Ghè làm trên gò Rùa trong đê. Một gò nữa là Ghè Sắc là nơi ngày xưa để sắc phong của Vua ban cho hai vị Thượng đẳng Đại Thần khu vực, một là Linh Thần - Thần Hoàng đương cảnh, một là Nhân Thần - Thần Hoảng bản cảnh. 

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000292

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  P1000294
Ghè tại Gò Rùa ( thế đất là hình con Quy rất lớn ).



 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07156

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07159

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07160

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07162
Làm lễ tại Ghè gò Rùa.





 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07163

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07164
Khu vực tập trung các gò người xưa gọi là các Đống Gạo. Nơi này tập trung các gò đất do hiện tượng dư Khí của Long mạch mà trồi lên thành gò.


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1
Vị trí mũi tên xanh chỉ vào là nơi có Ghè cũ trấn giữ, nơi mà con Long sau khi lặn qua sông Thương bắt đầu ngoi lên bờ.



Tại khu vực này có hai hòn đá như thế này, người xưa gọi là đá Thần. Mỗi khi lật hòn đá này sang mặt khác thì thế nào trong làng cũng có chuyện xấu xẩy ra. [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07186

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07187


Những chân cột của Ghè Sắc ngày trước, người ta lấy đem về nhà, thấy xẩy ra nhiều việc xấu như bệnh tật, chết tróc, làm ăn lụn bại nên đem về trả lại cho Ghè Sắc. [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07189


Ao làng cạnh Ghè Sắc. Ngày trước ao làng là toàn bộ cả phía ngoài. Một gia đình ở cạnh đắp một vòng ao nhỏ để sử dụng, kết quả là người chủ gia đình đó gặp tai nạn chết thảm thương.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07190


Ghè Sắc cất lại sau này. Nơi đây ngày xưa là nơi để sắc phong cho nhị vị Thần Hoàng. [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07192




Khu gò bên Thanh Long.Các gò này có tên : Gò Vân Rạ, Gò Con cá, Gò Đống Bối, các gò này kết hợp với Gò Rùa và Gò Đống Gạo tạo nên Bát Tọa của Huyệt Khí. Phía đằng trước cách cặp mắt Rồng một khoảng rộng có các gò : Gò Đồng Đàn, Gò Quân Váo, Gò Đồng Trại, tạo nên Tam Thai của Huyệt Khí. Ngoài ra còn có 2 gò là Gò Cánh Khí và Gò Đồng Cò tạo nên Chiêng, Trống cho vùng Long Huyệt. Thế đất này gồm đủ Tam Thai - Bát Tọa, Chiêng , Trống, Gạo nên nhất định phải kết phát cực lớn cho dân trong vùng. Tuy nhiên như đã trình bày ở trên  [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  16_2uy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ???

Xét về thực tế, người dân trong xóm Trung này từ xưa cho đến tận bây giờ luôn luôn bị chia làm hai, cả về địa bàn cư ngụ, cả về sự đoàn kết, thế lực. [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07188
(Còn tiếp)




Phác đồ Long mạch xóm Trung -Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+2




(TIẾP)




Như đã trình bày tại bài 2 : " Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, HungBui nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đất này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam."

Các sách xưa đã viết về Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tổ sơn của Long mạch xóm Trung - Đồng Việt như sau : " Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang, cách Côn Sơn chừng 5 cây số. Kiếp Bạc có thế "rồng vươn, hổ phục", có "tứ đức, tứ linh". Thế sông núi hiểm mà hài hoà, hùng vĩ khoáng đạt mà trang nhã. Tại đây, hội nước 4 dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau: sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Kiếp Bạc có đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh.



Sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về…ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn - Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng (địa phận 2 xã Cộng Hoà và Văn An) và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang . Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hoá đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc - Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh".








THẦN TÍCH VÀ SẮC PHONG THẦN TẠI XÃ ĐỒNG VIỆT-HUYỆN YÊN DŨNG- TỈNH BẮC GIANG.


1/ Tóm lược thần tích :

Thời Vua Lý Thánh Tông ( 1023-1072), huý Nhật Tôn, con trưởng của Thái Tông, thừa mệnh tiên tổ kế trị.Thời đó có ông họ Lý huý Triệu, người trang Tiêu Sơn, huyện Yên Phong( xưa gọi là An Phú ), phủ Tổng Sơn , đạo Kinh Bắc lấy vợ cùng làng là Phan Thị Hiểu.Hai vợ chồng ông sống rất chan hòa, luôn làm điều thiện, nhưng ông bà tuổi đã cao mà chưa có con trai nối dõi, nên ông bà hàng ngày làm lễ cầu nguyện ở chùa trong trang của mình, vì nghe nói rằng: Chùa Trường Kiều rất linh ứng, cầu gì tất được.Vì vậy ông bà thường thành tâm thỉnh các vị Long Thần giáng phúc. Đến ngày 10 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ, sinh hạ một người con trai, thiên tư tài giởi, khôi ngô tuấn tú. Vợ chồng ông vô cùng mừng rỡ, vỗ về nuôi dưỡng. Năm 3 tuổi được gọi là Chiêu, năm 7 tuổi đi học, năm 16 tuổi, bố mẹ đều không bệnh qua đời. Ông chọn nơi đất đẹp để làm lễ mai táng cho cha mẹ. Sau 3 năm , khi nghe tin có quân Tống hợp với chúa Chiêm Thành nổi loạn lớn và dẫn 10 vạn tinh binh đến xâm lược nước ta để tiếm quyền. Nhà Vua hạ chiếu xuống các Đạo , Châu, Huyện tuyển chọn những người hùng dũng lược, những người tài giỏi văn võ để phong quan tước và ông đã trúng tuyển. Ông được phong là Đô chỉ huy sứ tướng quân, dẫn binh đi dẹp giặc. Nhờ sự giúp đỡ của vị thần bản địa, ông cùng các tướng sĩ và nhân dân đánh bại quân Tống và quân Chiêm Thành, mang lãi nên thái bình cho đất nước.Sau đó ông quay về nhận chức ở phủ Lạng Giang - Đạo Kinh Bắc. Vào trung tuần tháng trọng thu, khi ông đang ngồi trong doanh, bỗng thấy trời đất nổi lên một đám mây mầu hồng bay xuống doanh, rồi thấy ông theo đám mây mà bay đi, đến khu Hành Quán thì không thấy đâu nữa ( Nhân dân gọi đó là ngày hóa- 15/8 ).Sau đó nhà Vua đã hạ chiếu sắc phong cho ông là con Thần, xây dựng đình miếu cho nhân dân các trang ấp đó thờ phụng, phong cho ông là Thần với mỹ tự kèm theo. Vua cũng sắc phong cho vị Thần bản địa đã giúp đỡ ông trước đó là :


- Đương cảnh Thành hoàng Chiêu kế hiển huy vân cảm đại vương. Tặng phong mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông đại vương Thượng đẳng Thần.

- Bản cảnh thành hoàng Đông hoa bảo hữu đại vương. Tặng mỹ tự : Thuần chinh chế thắng, an phụ hoằng ân đại vương, Thượng đẳng Thần.


Từ đó về sau đều vô cùng linh ứng, nên các đời Vua đều gia tặng mỹ tự và chuẩn cho địa phương thờ các Thần. Đến đời Trần Nhân Tông, khi quân giặc sang xâm lược Kinh thành, Trần Quang Khải cũng đến xin hai vị Thần giúp đỡ, hai vị đã hiển ứng giúp việc đánh bại quân giặc. Đến đời Trần Nhân Tông gia tặng thêm mỹ tự cho hai vị là :Vân ứng ngô triết, hiển hữu trợ thắng đại vương Thượng đẳng Thần. Chuẩn hứa cho địa phương thờ phụng hai vị. Thời lê Thái Tổ tiến hành khởi nghĩa đánh bại quân Liễu Thăng, đem lại thái bình cho thiên hạ, đồng thời gia tặng thêm mỹ tự cho hai vị là : Phổ tế cương kính, ngô linh hùng dực đại vương. Ban sắc chuẩn cho địa phương tu sửa miếu điện phụng thờ hai vị.Việc thờ phụng các tiết ngày sinh, ngày hóa và tên húy, tên tự theo lệ cũ phụng thờ.Ngày 10 tháng Giêng ( ngày sinh của Thần ) là ngày tiết chính lệ, lễ tế gồm lợn, xôi, hoa quả, và tổ chức ca hát trong 5 ngày. Ngày 15 tháng 8 ( ngày hóa của Thần ), lễ tế cũng tương tự.

Ngày tốt, tháng mạnh thu( tháng 7 ) năm Vĩnh Hựu thứ 6 ( 1740) ghi chép.




2/ Sắc Phong : 

Sắc phong cho thôn Trung - Hành Quán, Huyện Yên Dũng, Tỉnh Bắc Giang, theo lệ cũ phụng thờ : Đương cảnh Thành Hoàng Chiêu thảo hiển huy, linh cảm tế Thế hộ Quốc , hậu công đại đức linh phù: Bản Cảnh Thành Hoàng, Đông Hoa bảo hữu hoằng ân Đại Vương. (Các Thần) đều là những bậc chí trung đại nghĩa,rực rỡ sáng soi, vô cùng linh ứng. Các Thần đã nhiều lần được Vua ban cấp sắc phong chuẩn cho địa phương được thờ phụng theo lệ cũ. Nay nhân dịp nhà Vua tổ chức lễ mừng thọ 40 tuổi, đã ban bảo chiếu tỏ rõ ân lễ của nhà Vua, gia tặng thêm mỹ tự cho các Thần là : Dực bảo trung hưng, linh phù tôn Thần, và chuẩn cho địa phương theo lệ cũ thờ các Thần vào những ngày lễ lớn, những dịp mừng vui của Đất nước để làm rạng rỡ công trạng của các Thần. Các Thần hãy giúp đỡ, bảo vệ cho dân ta. Hãy tuân theo sắc này!

Ngày 13 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 ( 1924 ).






3/ Tên thỉnh Thành Hoàng :

* Vị Linh Thần : Đương cảnh Thành Hoàng chiếu kế hiển huy vân cảnh Đại Vương Lý Chiêu Công Công Thần. Mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông Đại Vương Thượng đẳng Thần.

* Vị Nhân Thần : Bản cảnh Thành Hoàng Đông hoa bảo hữu đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương Thượng đẳng Thần.

( Bản dịch của sở Văn hóa Bắc Giang ).






Một số tranh nên thờ tại đình làng.( HungBui sưu tầm).
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  %C4%90%E1%BB%A8C+TH%C3%81NH+TR%E1%BA%A6N
Đức Thánh Trần.


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  %C4%90%C6%B0%C6%A1ng+c%E1%BA%A3nh+th%C3%A0nh+ho%C3%A0ng
Đương Cảnh Thành Hoàng.

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  T%E1%BA%A2+M%C3%94N+TH%E1%BA%A6N
Tả Môn Thần


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H%E1%BB%AEU+M%C3%94N+TH%E1%BA%A6N
Hữu Môn Thần


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  Ng%C5%A9+H%E1%BB%95
Ngũ Hổ


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  %C4%90%E1%BB%8Ba+tr%E1%BA%A1ch+2

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  %C4%90%E1%BB%8Ba+tr%E1%BA%A1ch
Địa trạch.



Theo Cao Đài Từ Điển : "Thần hoàng bổn cảnh:

神 隍 本 境 .




Thần hoàng bổn cảnh là vị Thần cai quản về phần thiêng liêng ngôi làng của mình đang ở. Thuở xưa, những vị quan có công lớn đối với nước hay đối với dân chúng ở một địa phương nào, khi chết được triều đình xem xét, ban sắc chỉ cho làm Thần hoàng bổn cảnh ở một làng trong địa phương đó, để phù hộ dân chúng trong làng ấy và hưởng được cúng tế của dân làng.Việc phong Thần nầy phù hợp lòng dân, vừa thúc đẩy nhân tài ra giúp nước, lập công với triều đình.Vua của một nước đứng vào hàng Thánh nên có quyền phong Thần cho các bề tôi có công lớn với dân với nước.

Ngoài ra, những vị Thần trấn nhậm ở các địa phương lớn, như một tỉnh chẳng hạn thì do Ngọc Hư Cung phong thưởng những người tu hành có công đức để hộ trì dân chúng trong địa phương ấy về mặt vô hình." Đây chính là những vị Nhân Thần.

Thành hoàng (城 隍) là danh từ chung để chỉ vị thần được thờ chính trong các ngôi đình, miếu của làng xã Việt Nam, vị thần này dù có hay không có họ tên, lai lịch, dù xuất thân bất kỳ từ tầng lớp nào thì cũng là chủ tể trên cõi thiêng của làng và đều mang tính chất chung là: “hộ quốc tý dân” (護 國 庇 民 - giúp nước che dân) ở ngay địa phương đó. Trong tâm thức của người dân Việt Nam, Thành Hoàng là vị thần của cộng đồng dân cư. Ngài ngự trị tại đình, chứng kiến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương, bảo vệ mọi người và ban phước cho mọi người dân trong làng xã....
Thành Hoàng của người Việt là một vị thần thường được dân làng tin thờ từ trước, sau đó mới được vua phong tước vị với chức danh là Thành Hoàng. Trong các triều đại phong kiến, vua thường yêu cầu các làng khai báo các vị thần họ thờ, sau đó vua xem xét và ban sắc thần. Sắc thần là giấy do vua ban cho một hay một cấp đơn vị hành chính để phong thưởng tước vị cho các vị thần. Sắc được viết trên một tờ gấy lụa dày màu vàng, khổ 0,5m x 1,1m hoặc 0,5m x 1,2m, có in hình rồng mây màu bạc, xung quanh đóng khung. Mục đích của triều đình phong kiến cấp sắc cho các địa phương là xác nhận quyền lực của các triều đình Trung ương đối với các địa phương theo nguyên lý vua là Thiên Tử (con trời) nên có quyền cấp sắc cho các thần và thần là người thừa mệnh thiên tử để bảo vệ dân đen ở làng.

Trong các văn bản do vua ban thì Thành Hoàng Làng được viết là Đương Cảnh Thành Hoàng (當 境 城 隍) hay Bổn Cảnh Thành Hoàng (本 境 城 隍), còn trong dân gian thường gọi Thành Hoàng Bổn Cảnh (城 隍本 境) Thành Hoàng được chia làm 2 loại: Đô Thành Hoàng dùng để chỉ các vị Thành Hoàng trấn giữ các thành trì ở cấp tỉnh, huyện, còn Thành Hoàng Làng là các vị thần được thờ ở cấp xóm ấp, xã không có thành trì.

Ngày xưa, hệ Thành Hoàng được vua sắc phong thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xã. Ngoài ba bậc thần trên, nhiều nơi còn thờ các vị thần như thần bán lợn, thần trẻ con, thần ăn xin, thần chết nghẹn, thần tà dâm, thần rắn, thần chết vào giờ thiêng… các thần này được gọi là “yêu thần” hay “tà thần” có nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ rất vô lý. Các vị thần này do dân làng tự lập thờ nhưng không được triều đình phong sắc làm thành hoàng."

(Sugia.vn)



Ghi chú : Theo HungBui thì theo như Sắc Vua ban cho hai vị Thượng đẳng đại Thần tại Đình Hành Quán - Xóm Trung - Đồng Việt thì Đương Cảnh Thành Hoàng (當 境 城 隍) là Linh Thần, thần đất sẵn có ở địa phương, Thành Hoàng Bổn Cảnh (城 隍本 境), là Nhân Thần tên huý là Lý Chiêu, con của ông họ Lý huý Triệu, người trang Tiêu Sơn, huyện Yên Phong( xưa gọi là An Phú ), phủ Tổng Sơn , đạo Kinh Bắc lấy vợ cùng làng là Phan Thị Hiểu.

Như vậy khi khấn, ngoài khấn Tên thỉnh các Thành Hoàng như phần trên, nên khấn cả tên của cha mẹ Nhân Thần nữa.










(Còn tiếp)


PART 4 - TIẾP




Trả lời câu hỏi : " Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang nằm trong khoảng giữa hai ngã ba sông : Ngã ba sông Thương và sông Lục Nam, ngã ba sông Thương và sông Cầu. Đây là một vùng tồn tại dày đặc các Huyệt kết với những con Long thật đặc biệt.Tuy nhiên trong nhiều năm qua, khu vực này chưa thật sự phát triển và cũng không có mấy người thành đạt theo đúng tầm vóc của những Huyệt kết, những con Long khủng như vậy. Nguyên nhân do đâu ???"
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1

Ta chỉ xét riêng con Long " Thủy Long" tại thôn Trung - Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang .Xin nhắc lại lịch sử của vùng đất này như đã viết : " 
Theo khảo sát của Hungbui, khu vực xóm Trung - Xã Đồng Việt - Yên Dũng - Bắc Giang có một lịch sử khá thú vị. Chỉ riêng nội xóm Trung này, đã ba lần phải làm Đình, làm Chùa lại . Chỉ riêng cái tên Chùa là Hành Quán cũng như một dự báo cho tương lai không ổn định của nó. Lần đầu tiên, Chùa được cất ngay sát chân đê, ngay cạnh sông Thương. Thời gian sau đó, Chùa và Đình Hành Quán lại được cất lại ở một vị trí cách đó khoảng gần 1 Km.Sau trận lụt năm 1971, cả khu vực này chìm trong biển nước mênh mông, cả xóm Trung phải chuyển lên sinh sống tại một nửa quả đồi cách nơi cũ khoảng gần 2 Km. Chùa và Đình Hành Quán lại một lần nữa " Hành quân" lên ngọn của quả đồi này. Khảo sát lại khu vực Chùa và Đình cũ. Khu vực này là đầu một con Long rất lớn, tuy nhiên con Long này không phải quê quán nó tại đây - Nó cũng là " Long ngụ cư ". Con Long này đặc biệt ở chỗ nó không xuất phát từ Long mạch của dãy Nham Biền. Sau khi khảo sát tất cả các khu vực xung quanh, Hungbui nhận thấy đó là một con Long xuất phát từ mạch Long của Côn Sơn - Kiếp Bạc bên kia sông Thương. Cụ thể là con Long này bắt nguồn từ phần cuối của dãy Nam Tào - Bắc Đẩu bên kia sông, sau đó nó chui qua sông Thương và nhô đầu lên khu vực nền Đình - Chùa Hành Quán cũ.Thế Long như vậy thật hiếm có vì nó như một bông sen mọc lên từ dưới đáy dòng sông Thương, chồi lên nên nó không bị ảnh hưởng vì các việc kiến tạo, san ủi của con người. Thế đất này cũng tương tự như thế đất " Mả táng treo " tại Nam Sách - Hải Dương là mộ của Vũ Hồn, Tổ của dòng họ Võ- Vũ Việt Nam."


Một lần nữa, chúng ta phải quan tâm đến việc : Tại sao trong vùng đất nhỏ bé này, có rất nhiều những cái miếu nhỏ mà dân ở đây gọi là " Ghè ": Ghè Rùa, Ghè Sắc, Ghè cũ ngoài bờ sông...???
Qua nhiều lần khảo sát, nghiên cứu, Hungbui thấy rằng tất cả các Ghè đều có đôi câu đối, chính là Sắc phong của các triều đại phong tặng cho 2 vị Thần ( Nhân Thần và Linh Thần ) ở đây. " Đương cảnh Thành Hoàng chiếu kế hiển huy vân cảnh Đại Vương Lý Chiêu Công Công Thần. Mỹ tự : Tế thế hộ Quốc phù vực an dân, hậu công đại đức, bảo cảnh vân thông Đại Vương Thượng đẳng Thần.Bản cảnh Thành Hoàng Đông hoa bảo hữu đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương. Mỹ tự : Thuần trinh chế thắng, an phụ hoằng ân Đại Vương Thượng đẳng Thần."

Nhìn nhận sự việc này ta tưởng đơn giản, nhưng thực ra đây chính là một cách trấn đất của người xưa - Đây cũng chính là những Đạo Bùa trấn đất. Đem danh hiệu của Thành Hoàng đặt liên tiếp trên con đường vận hành của Long mạch để đe dọa những thế lực xấu hắc ám, làm ảnh hưởng đến Địa Khí của Long mạch. Vậy những thế lực xấu hắc ám, làm ảnh hưởng đến Địa Khí của Long mạch đó là gì ? Tiếp tục nghiên cứu, Hungbui thấy truyền thuyết về những hòn đá Thần có khá nhiều trong khu vực này ( loại đá này không hề có trong kết cấu địa chất của khu vực, nó được mang từ nơi khác đến và chôn một cách có chủ ý tại đây.). Những hòn đá này được dân ở đây từ xưa gọi là đá Thần vì khi có người muốn di chuyển nó, đào nó, lật nó lên thì y như trong thôn lại có những chuyện xấu xẩy ra. Dùng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, Huyền môn đều phát hiện những viên đá này mang một năng lượng cực xấu, nơi đặt viên đá ( từ nay ta gọi là những tấm Thẻ ), xuất hiện những vực sâu hun hút, đen ngòm, không đáy của năng lượng.

Thì ra : Nó đây - Đây chính là nguyên nhân đã nêu tại đầu bài.

[CENTER [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC07187[/CENTER]


Xét qua sự việc này,ta liên tưởng tới những tấm thẻ ếm tại Bài Bài ( Thất Sơn ), tại Hà Tiên... mà ngày xưa Phật Thầy Tây An đã cùng những đệ tử của mình phá ếm của người Tàu.
Tại cửa khẩu Tân Thanh ( Lạng Sơn ) cũng có một hòn đá mang nhiệm vụ tương tự và được che chắn bằng một hình thức khác.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  DSC05672
Những tấm thẻ đá này được chôn hoàn toàn một phía bên Thanh Long của Long mạch - Như ta thường biết - Thanh Long đại diện cho đàn ông, cho khí lực Dương.Như vậy dẫn đến toàn bộ nhân tài đàn ông ở khu vực này đều bị ếm không thể ngóc đầu lên được. Do khí lực của Long mạch quá lớn nên mặc dù bị ếm, đàn ông trong khu vực này vẫn còn ...rất có uy trong gia đình, phụ nữ hầu như phục tùng tuyệt đối.Thất đáng tiếc cho một Long mạch to lớn đến thế mà không được phát huy tác dụng. Tề gia - Trị Quốc - Bình Thiên Hạ - Trong 3 điều cần làm , đàn ông trong khu vực này mới làm được điều đầu tiên.


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1
Hungbui và một số ACE trong Đạo tràng Liên Hoa vô vi đang khảo sát địa mạch.
Vấn đề còn lại là phải xác định tác giả và mục đích của những tấm Thẻ đó là gì ?

Xem lại lịch sử của những dòng sông bao quanh Đồng Việt :

"Hệ thống sông Thái Bình là tên gọi của một hệ thống sông gồm sông Thái Bình cùng các phụ lưu và chi lưu của nó. Các phụ lưu gồm sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam ở thượng nguồn với tổng chiều dài khoảng 1.650 km và diện tích lưu vực khoảng 10.000 km². Ngoài ra, hệ thống sông này còn nhận một phần dòng chảy của sông Hồng, để đổ ra biển Đông.Sông Cầu dài 290 km, bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua Thái Nguyên) và làm ranh giới hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh. Sông Thương phát nguyên từ Lạng Sơn chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, thành phố Bắc Giang, Yên Dũng và dài khoảng 80 km. Sông Lục Nam phát nguyên từ Đình Lập (Lạng Sơn), chảy qua các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang) với tổng chiều dài hơn 200km.

Chỗ hợp lưu của các con sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, Đuống, Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình gọi là Lục Đầu Giang, do đây là nơi sáu con sông gặp nhau. Các sông này hợp nhau tại thị trấn Phả Lại huyện Chí Linh thành sông Thái Bình, dòng chính của hệ thống sông này, chảy qua tỉnh Hải Dương và đổ ra biển bằng tại cửa Thái Bình (nằm ở giữa ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Thái Thụy) dài 385 km, qua ranh giới hai huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng. Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở thượng lưu) và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống sông Hồng-Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Hệ thống này giúp phân nước sông Hồng khi mùa lũ, làm giảm thiệt hại ở hạ lưu sông Hồng.

Sông Thương (hay sông Nhật Đức) là một sông lớn ở địa phận các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương và là một chi lưu của sông Thái Bình.

Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang. Sông chảy qua thành phố Bắc Giang (tên cũ là Phủ Lạng Thương) và điểm cuối là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tại đây nó hợp lưu với sông Lục Nam (ngã ba Nhãn) và sông Cầu (ngã ba Lác), rồi tạo thành sông Thái Bình tại chính ngã ba Lác.

Trên địa phận tỉnh Bắc Giang, sông Thương chảy qua các huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, Thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng.
Sông Thương có một chi lưu lớn là sông Sỏi chảy từ huyện Yên Thế (Bắc Giang). Chúng hợp lưu tại nơi tiếp giáp của ba huyện: Yên Thế, Tân Yên và Lạng Giang. Đến gần thành phố Bắc Giang, có thêm một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương, nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Hiện tượng này có thể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.

Sông Thương có chiều dài 157 km, diện tích lưu vực: 6.640 km². Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh Hải Dương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Các loại tàu thuyền có tải trọng 200-250 tấn, xà lan 250-300 tấn tham gia vận tải đường sông từ Phả Lại-Bến Tuần (huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang dài 49 km), từ Bến Tuần - Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang các loại thuyền nhỏ có tải trọng từ 50-70 tấn tham gia vận tải được trong 2 mùa (đoạn Bến Tuần - Bố Hạ dòng sông hẹp có nhiều bãi bồi).

Thời phong kiến khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn thì gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến con sông này, người đi xa, kẻ ở lại chia tay nhau ở đây thật là thương cảm lên từ đó người con sông nay được gọi là Sông Thương.

Theo sự nhận xét của nhà văn Toan Ánh thì chuyện "Sông Thương nước chảy đôi dòng" là có thật!Đó chẳng qua là hiện tượng nhập giang của con ngòi (Đa Mai) chảy từ cánh đồng chiêm làng Đa Mai (Mỹ Độ) nối kết với dòng sông Thương (nước của cánh đồng chiêm thì đục đầy phù sa, gặp nước sông Thương trong xanh, hai dòng nước không hòa lẫn với nhau ở một đoạn khá dài (khoảng 100 thước). Hiện tượng này, ngày nay không còn nữa và sự phân ly của người xưa đã hết, nhưng con sông Thương đã chảy vào lòng người những tâm tình tràn ngập phù sa thương nhớ.

Như trong ca khúc tiền chiến "Con thuyền không bến" của Đặng Thế Phong:

...Lướt theo chiều gió, một con thuyền,
Theo trăng trong, trôi trên sông Thương,
nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu
Trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng... - vi.wikipedia.org

Ngày xưa trên những dòng sông này tấp nập thuyền bè ngược xuôi và chắc chắn trên những chiếc thuyền đó, không ít những thày Địa lý trên con đường " Tầm Long - Tróc mạch " dừng lại khám phá địa cục ở mảnh đất này. Một con Long hùng vĩ đến như thế này thì khó mà thoát khỏi sự săn tìm của những vị thày đó. Mục đích của việc trấn ếm đã quá rõ ràng, tác giả của nó là ai , không nói , Hungbui nghĩ rằng các bạn cũng đã đóan ra. Vấn đề còn lại là việc hóa giải những tấm thẻ ếm đó như thế nào, xin các bạn tiếp tục theo dõi ở bài 5.



(Sưu tầm từ trang web cá nhân của chú HùngBùi)






(Còn tiếp)








PART 5


 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+2

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+3

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  BAT+QUAI+TRAN+DO

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+2

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H1

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1
1 - PHÂN TÍCH VỊ TRÍ - TÍNH CHẤT - NGŨ HÀNH ÂM DƯƠNG CỦA CÁC TẤM THẺ ẾM.
Một vài tính toán linh tinh về Độn Giáp, Thái Ất, Linh Quy Bát Pháp, Thời Châm trên La kinh của Hungbui( Xin miễn giải thích ).

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+1

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+2

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+3

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+4

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+5

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+6

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+7
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+8
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+9
2/ HÓA GIẢI CÁC TẤM THẺ ẾM BẰNG MẬT TÔNG.
Hungbui và các ACE trong Đạo tràng Liên Hoa Vô vi sử dụng chú Mật tông nhờ quang năng của các chư Phật : Thất cu chi Phật mẫu Chuẩn Đề Vương , Phật Tỳ Lô Giá Na ( Đại Nhật Như lai ), Uế Tích Kim Cang Bồ tát và một số pháp Huyền môn khác để hóa giải các vị trí bị ếm.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+10

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+11

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+12
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+13
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+14
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+17
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+18
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+19
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+20
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+21
3/ THỰC HIỆN TRẤN TRẠCH VÀ DẪN LONG TRONG TOÀN VÙNG BẰNG TRẬN ĐỒ BÁT QUÁI.

 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+15
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+164/ TRỒNG CÂY BỒ ĐỀ - QUÀ TẶNG CỦA SƯ PHỤ J.S DHAMMAVIMUTTI (Pd-D.)- Pháp Đạt - Phật giáo Therevada của Hungbui.
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+22
 [Box Tâm Linh] - ĐỊA MẠCH YÊN DŨNG - BẮC GIANG VÀ THỦY LONG TỰ ĐỒNG VIỆT  H+235/ CHỤP ẢNH LƯU NIỆM CÙNG DÂN LÀNG.

Trong toàn bộ quá trình nhiều lần đi khảo sát, làm lễ, Hungbui và các ACE trong Đạo tràng Liên Hoa Vô vi không hề sử dụng một xu nào của dân làng. Toàn bộ chi phí đi lại , ăn uống do Đạo tràng tự chi phí. Những đồ trấn trạch và dùng để dẫn Long do một thân chủ của Hungbui cúng dường cho bà con Đồng Việt. Xin cảm ơn sự trợ giúp âm thầm của vị thân chủ đó.Tâm xuất Phật biết.



(Còn tiếp)



Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết