Ngày 22 tháng 03 năm 1946 do Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký, các cấp bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như sau:
1. Cấp Tướng (3 bậc)
* Đại tướng 3 sao vàng trên nền đỏ
* Trung tướng 2 sao vàng trên nền đỏ
* Thiếu tướng 1 sao vàng trên nền đỏ
2. Cấp Tá (3 bậc)
* Đại tá 3 *** vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
* Trung tá 2 *** vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
* Thiếu tá 1 *** vàng và 1 sao vàng trên nền đỏ
3. Cấp uý (4 bậc)
* Đại úy 3 *** vàng trên nền đỏ
* Trung úy 2 *** vàng trên nền đỏ
* Thiếu úy 1 *** vàng trên nền đỏ
* Chuẩn úy (biểu tượng) vàng trên nền đỏ
4. Cấp sĩ (3 bậc)
* Thượng sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
* Trung sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
* Hạ sĩ (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
5. Cấp binh (2 bậc)
* Binh nhất (biểu tượng) đỏ trên nền vàng tươi
* Binh nhì (không có quân hàm)
Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh, chế độ quân hàm chưa được áp dụng, trừ vài trường hợp ngoại lệ. Năm 1958, chế độ quân hàm mới chính thức được áp dụng đại trà và ổn định từ đó đến nay, trừ một vài thay đổi nhỏ.
Hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay có 3 cấp: Tướng, Tá, Úy, mỗi cấp có 4 bậc được phân theo số sao: Đại (4 sao), Thượng (3 sao), Trung (2 sao) và Thiếu (1 sao), riêng cấp Úy có thêm bậc Chuẩn úy (sĩ quan chuyên nghiệp). Dưới quân hàm sĩ quan là các quân hàm Học viên, Hạ sĩ quan và Chiến sĩ. Hạ sĩ quan (cấp sĩ) có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ. Cấp Binh (Chiến sĩ) có 2 bậc: Binh nhất và Binh nhì.
Cấp hàm Thượng tướng, Thượng tá và Thượng úy được quy định từ năm 1958. Cấp hàm Thượng tá bị bãi bỏ năm 1983 rồi được khôi phục lại từ năm 1992. Các cấp hàm có tên gọi riêng trong hải quân: Đô đốc (tương đương Thượng tướng), Phó Đô đốc (tương đương Trung tướng), Chuẩn Đô đốc (tương đương Thiếu tướng) được quy định lần đầu tiên trong Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 1981.
Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định cần cho công tác chỉ huy chiến đấu, do đó làm công tác chuyên môn nghiệp vụ dài hạn trong quân đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Sĩ quan chuyên nghiệp không làm công tác chỉ huy, quản lý. Cấp hàm thấp nhất của sĩ quan chuyên nghiệp là Chuẩn úy và cao nhất là Thượng tá.
Quân hàm Quân đội Nhân dân Việt Nam có 2 hình thức chính là quân hàm chính thức và quân hàm kết hợp. Quân hàm chính thức là cấp hiệu đeo ở trên vai áo. Quân hàm kết hợp là phù hiệu binh chủng kết hợp cấp hiệu đeo ở trên ve áo (còn gọi là quân hàm dã chiến). Sĩ quan chuyên nghiệp không đeo quân hàm kết hợp. Quân hàm Chuẩn úy không áp dụng cho sĩ quan chỉ huy.
Quân hàm chính thức
Quân hàm cho biết cấp bậc và quân chủng của quân nhân.
Màu viền của quân hàm thể hiện các quân chủng:
* Lục quân: màu đỏ tươi
* Không quân và Phòng không: màu xanh da trời
* Hải quân: màu tím than
Màu nền là màu vàng.
Riêng quân hàm Bộ đội biên phòng có màu viền là màu đỏ tươi tương tự như Lục quân, nhưng có màu nền xanh lá cây.
* Quân hàm sĩ quan cấp Tướng:
* Quân hàm sĩ quan cấp Tá :
* Quân hàm sĩ quan cấp Uý:
* Hạ sĩ quan và chiến sĩ Hải quân :
Quân hàm kết hợp của Lục quân
(quy định năm 1960)