Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1AI-LEN   Empty AI-LEN 16/8/2012, 21:17


AI-LEN   Ailen1_01


I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Ai-len (Ireland)
2. Thủ đô: Dublin
3. Ngày Quốc khánh: 17/3
4. Vị trí địa lý: Ai-len là quốc đảo, nằm trong biển Bắc Băng Dương, ở cực Tây – Bắc Châu Âu, phía đông giáp biển nằm giữa Ai-len và nước Anh, phía Tây giáp Bắc Băng Dương.
5. Diện tích: 70.282 km2
6. Khí hậu: Do ảnh hưởng dòng hải lưu Gulf Stream, nên có nhiều gió mạnh thổi theo hướng Tây Nam và nhiệt độ toàn quốc không khác nhau. Tháng lạnh nhất là tháng Giêng và tháng hai từ 4-70 C. Tháng ấm nhất là 7 và 8, nhiệt độ 14-160C. Hòn đảo Ai-len bị tách khỏi châu Âu vào thời kỳ cuối của kỷ nguyên Băng hà, do đó các loại động thực vật ít hơn châu Âu.
7. Dân số: 4,5 triệu người
8. Ngôn ngữ: Tiếng Anh và tiếng Ai-len
9. Đơn vị tiền tệ: Euro
10. Tôn giáo: Thiên chúa 87,4%; không tôn giáo 4,2%; còn lại là tôn giáo khác
Thể chế nhà nước:
+ Tổng thống : Được dân bầu trực tiếp, tuổi phải từ 35 trở lên, nhiệm kỳ 7 năm và chỉ được bầu lại 1 lần. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia.
+ Chính phủ : Hiến pháp quy định thành viên Chính phủ không ít hơn 7 và không nhiều hơn 15 Bộ trưởng.
+ Quốc hội (Oireachtas) được chia làm 2 Viện.
- Thượng viện (Seanad Eireann): Gồm 60 thượng nghị sỹ. Thượng viện có ít quyền lực, chỉ có thể lùi thời gian thông qua các luật chứ không thể phủ quyết các dự luật.
- Tỷ lệ số thượng nghị sĩ phản ánh tỷ lệ thắng cử của các đảng tại bầu cử Hạ viện.
- Hạ Viện (Dail Eireann): Gồm166 hạ nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm. Hạ viện là cơ quan lập pháp chủ yếu, bầu Thủ tướng và Chính phủ.
II. QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM:
1. CHÍNH TRỊ
Từ tháng 11/1993, nhân chuyến thăm Việt Nam của Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Ai-len Tom Kitt, Việt Nam đã nêu vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 12/1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Ai-len John Bruton gặp nhau tại ASEM-2 (Bangkok) đã thảo luận về hợp tác đầu tư hai nước và khả năng lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 5/4/1996, quan hệ ngoại giao cấp đại sứ giữa hai nước được thiết lập. Ai-len là nước sau cùng trong EU thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Đại sứ quán Ai-len tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam đến năm 2005. Tháng 11/2005, Ai-len mở Đại sứ quán tại Hà Nội do Đại biện lâm thời đứng đầu. Tháng 2/2007, Đại sứ Ai-len đầu tiên Brendon Lions trình quốc thư lên Chủ tịch nước. Tháng 7/2007, Đại sứ Brendon Lions về nước trước nhiệm kỳ; Đại sứ Maeve Collins sang thay và trình Quốc thư ngày 13/2/2008.
Trao đổi đoàn và tiếp xúc giữa Lãnh đạo hai nước:
Tháng 3/1999, Ngoại trưởng Ai-len David Andrews gặp Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Cầm bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Á-Âu tại Berlin; tháng 12/2000, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã gặp Quốc Vụ khanh Bộ Tài chính Ai-len, Martin Cullen, bên lề Hội nghị Ngoại trưởng Á-Âu tại Viên-chăn. Sau đó, phía Ai-len thường chủ động gặp ta tại các diễn đàn đa phương để thúc đẩy quan hệ.
Đoàn Việt Nam thăm Ai-len:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Ai-len từ 9-10/3/2008.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm chính thức Ai-len từ 22-24/10/2009.
Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên thăm Ai-len và dự FMM6 tháng 4/2004; Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải - tháng 8/2005; Bộ trưởng Năng lượng Thái Phụng Nê - năm 2005; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Huy Hiệu - tháng 4/2009.
Đoàn Ai-len thăm Việt Nam:
Thủ tướng Ai-len dự Hội nghị cấp cao ASEM 5 tại Hà Nội tháng 10/2004 và có cuộc trao đổi với Thủ tướng Phan Văn Khải; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Ai-len Brian Cowen – tháng 3/2008; Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Ai-len Tom Kitt - tháng 4/2004; Thứ trưởng Ngoại giao Ai-len - tháng 6/2009; Quốc Vụ khanh Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới - tháng 3/2010.
Trong chuyến thăm Ai-len của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tháng 9/2009, Bộ Ngoại giao hai nước đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác, tạo cơ sở tăng cường hợp tác hai nước trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác. Triển khai Bản Ghi nhớ này, tháng 11/2010, Bộ Ngoại giao hai nước đã tiến hành Tham vấn chính trị lần đầu tiên cấp Vụ trưởng Vụ khu vực tại Dublin.
2. KINH TẾ
- Thương mại
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ai-len còn khiêm tốn, tổng kim ngạch hai chiều khoảng hơn 100 triệu USD.
Số liệu XNK Việt Nam – Ai-len
Đơn vị: triệu US$. Nguồn: Hải quan VN
AI-LEN   3b6884012d7e7571f34048bca31f1144_48206286.w


Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam: giầy dép (70%) và đồ dùng trong nhà (11%). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Ai-len: máy móc thiết bị (42%), sản phẩm trứng sữa (21%), dược phẩm (8%).
- Đầu tư
Tính đến tháng 11/2010, Ai-len có 6 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,64 triệu USD, đứng thứ 70/93 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Ai-len tập trung trong lĩnh vực dịch vụ với 3 dự án bao gồm 1 dự án liên quan đến bất động sản tại Tp. Hồ Chí Minh, 2 dự án trong lĩnh vực đầu tư nhà hàng và cho thuê dụng cụ thể thao tại Bình Thuận; chỉ có 1 dự án trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ sản xuất dụng cụ thể dục thể thao, nhưng chiếm tới 87% vốn đăng ký. Các dự án FDI đều theo hình thức 100% vốn nước ngoài.
Hiệp hội kinh doanh Ai-len - Việt Nam được thành lập tháng 10/1995, hiện có 27 hội viên.
Một số công ty Ai-len có mặt tại Việt Nam từ đầu những năm 1990. Có mặt sớm nhất là EBS International của ngành điện lực Ai-len, tham gia tư vấn cho các dự án tuốc-bin khí hỗn hợp tại Bà Rịa (vốn của WB), nhà máy Phú Mỹ 2 (giai đoạn 1 bằng vốn Ai-len, giai đoạn 2 bằng vốn WB); trường đào tạo tại Công ty điện lực 2 (miền Nam - vốn WB); dự án Nâng cao năng lực thể chế và tổ chức ngành điện Việt Nam (vốn WB và 50.000 USD tài trợ của Chính phủ Ai-len). Tổng số vốn các dự án nói trên khoảng 5 triệu USD. Đến nay, Ai-len có quan hệ hợp tác phát triển mạnh nhất với ngành năng lượng, điện lực của ta. Chuyến thăm Ai-len của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải tháng 8/2005 đã đặt nền móng thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này và có khoảng 200 lãnh đạo và chuyên viên trong lĩnh vực này đã thăm Ai-len.
3. HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
Trước đây, Ai-len đã cung cấp ODA cho Việt Nam nhưng chỉ dừng ở mức nhỏ, lẻ như khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 400.000 USD cho dự án điện khí hoá nông thôn ở Trà Vinh năm 1998.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phan Văn Khải bên lề Hội nghị cấp cao ASEM 5 (Hà Nội, tháng 10/2004), Thủ tướng Ai-len Bertie Ahern đã thông báo Chính phủ Ai-len chính thức cấp ODA cho Việt Nam từ năm 2005. Nguồn ODA cam kết cho năm 2005 là 3,5 triệu Euro; năm 2006 tăng lên 7 triệu Euro.
Năm 2007, Chính phủ Ai-len đã thông qua Chiến lược quốc gia Ai-len -Việt Nam (CSP) giai đoạn 2007-2010 với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương ở Việt Nam. Ngân sách dành cho các chương trình/dự án hợp tác trong giai đoạn này là 85,5 triệu Euro (120 triệu USD) dành cho các chương trình hợp tác phát triển sau: Đồng tài trợ với WB trong chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo (PRSC); Chương trình 135 giai đoạn II; Hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ; Phát triển khu vực tư nhân Mekong (MPDF) theo sáng kiến của Công ty Tài chính Quốc tế IFC; Hỗ trợ chuyển đổi kinh tế và phát triển khu vực tư nhân (Celtic Tiger); Tăng cường năng lực của các cơ quan dân cử; Triển khai sáng kiến “Một Liên Hợp Quốc” tại Việt Nam; Hỗ trợ các chương trình, dự án thực hiện tại các địa phương. Để cụ thể hóa các chương trình hợp tác và tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác phát triển của Ai-len tại Việt Nam, hai Bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển nhân chuyến thăm chính thức Ai-len của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 3/2008).
Việt Nam là 1 trong 9 nước nhận viện trợ phát triển của Ai-len (2 nước ở châu Á và 7 nước ở châu Phi). Năm 2005, Ai-len cam kết cung cấp cho Việt Nam 3,5 triệu Euro vốn ODA; năm 2006 tăng lên 7 triệu Euro và năm 2007 tăng lên 120 triệu USD cho giai đoạn 2007 - 2010, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam là xóa đói giảm nghèo, y tế, nâng cao năng lực thể chế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cải cách hành chính, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ai-len đã lập Văn phòng điều phối ODA tại Hà Nội để điều phối viện trợ ODA ở khu vực Đông Nam Á..
Văn phòng điều phối ODA được thành lập trong Đại sứ quán Ai-len và phụ trách cả quan hệ với Lào và Cam-pu-chia.
4. HỢP TÁC GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
Hợp tác giáo dục – đào tạo giữa hai nước mới ở giai đoạn khởi đầu.
Ai-len đã cung cấp một số suất đào tạo học bổng sau đại học cho Việt Nam. Tuy nhiên, số học bổng này không nhiều, từ 5-10 suất/năm. Hiện nay, Công ty Phát triển Quốc tế Ai-len (IDI) có kế hoạch tiến hành các thủ tục xin mở một trường đại học chất lượng cao 100% vốn của Ai-len tại Việt Nam.
5. HIỆP ĐỊNH ĐÃ KÝ GIỮA HAI NƯỚC
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, ký tháng 3/2008.
6. Địa chỉ đại sứ quán
Địa chỉ đại sứ quán Ai-len tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 8, Tháp B,Vincom City Towers, 191 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84-04-39743291
Fax: 84-04-39743295
E-mail: irishembassyhanoi@dfanet.ie
Website: www.embassyofireland.vn
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 7/2011)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết