Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


QĐND - Khác với các dạng tín hiệu thông tin liên lạc tần số cố định, tín hiệu thông tin nhảy tần có thời gian tồn tại khá nhỏ (từ vài mili đến vài chục mili giây ở mỗi tần số công tác). Mặt khác, do tần số công tác thay đổi liên tục, ngẫu nhiên trong một đoạn hoặc toàn bộ dải tần làm việc nên việc thu chặn và chế áp tín hiệu thông tin nhảy tần luôn là một thách thức rất lớn. Phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ, hiện nay các đơn vị tác chiến điện tử đã nghiên cứu, sử dụng nhiều phương pháp gây nhiễu thông tin nhảy tần khác nhau. Trong đó một số phương pháp thông dụng là: Gây nhiễu trong thời gian đồng bộ; gây nhiễu bám và gây nhiễu chặn.

Gây nhiễu trong thời gian máy thông tin nhảy tần đang thực hiện đồng bộ được xem là biện pháp đơn giản và hiệu quả nếu như biết trước tần số đồng bộ. Tuy nhiên, thời gian để thực hiện đồng bộ tương đối nhỏ (máy nhảy tần 512 bước/giây chỉ mất khoảng 30 mili giây để đồng bộ). Hơn nữa, thông thường thiết bị gây nhiễu không biết trước tần số mà các máy nhảy tần sẽ thực hiện đồng bộ, do đó, để gây nhiễu, nó phải có khả năng thu chặn, phát hiện, nhận biết và tạo nhiễu kịp thời đối với một mục tiêu bất kỳ nằm trong toàn bộ dải tần công tác. Gây nhiễu trong thời gian đồng bộ sẽ trở nên rất khó khăn nếu đối phương thực hiện đồng bộ sớm (đối phương ở xa nên khó phát hiện hoặc việc đồng bộ giữa các máy thông tin diễn ra ở cự ly nhỏ, thiết bị gây nhiễu không đủ công suất để thực hiện chế áp).

Các phương pháp gây nhiễu thông tin nhảy tần  1911771620120803155533724

Bộ đội tác chiến điện tử thực hành triển khai khí tài SSCĐ. Ảnh: Phương Hiền.

Gây nhiễu bám là phương pháp được đề cập đến trong nhiều tài liệu nghiên cứu và đã có một số thiết bị gây nhiễu được chế tạo dựa theo nguyên lý này. Theo đó, thiết bị gây nhiễu bám sẽ tạo ra tín hiệu nhiễu có tần số thay đổi bám theo các bước nhảy tần của máy thông tin khi chúng đã thiết lập được chế độ đồng bộ. Khó khăn lớn nhất đối với thiết bị gây nhiễu bám là không biết quy luật nhảy tần của đối phương và thời gian tồn tại của tín hiệu tại một tần số công tác rất nhỏ (khoảng vài mili giây). Để có thể bám theo được các bước nhảy tần, thông thường, thiết bị gây nhiễu sẽ thu chặn tín hiệu trong một khoảng thời gian nhất định trước khi thực hiện chế áp, phát hiện và xác định các tham số của đường thông tin liên lạc như: Tốc độ nhảy tần, cường độ tín hiệu, hướng tới của mục tiêu... Những tham số này là cơ sở dữ liệu quan trọng, góp phần xác định đúng mục tiêu và thực hiện thuật toán gây nhiễu bám hiệu quả. Khi thực hiện gây nhiễu, căn cứ vào thông tin có được từ việc xử lý một phần tín hiệu của một bước nhảy tần và các dữ liệu đã thu được trước đó, thiết bị gây nhiễu sẽ quyết định việc bức xạ nhiễu ở phần thời gian còn lại. Do không biết trước tần số công tác tiếp theo của máy thông tin, thiết bị gây nhiễu sẽ phải lặp lại chu trình này đối với từng bước nhảy.

Với công nghệ và kỹ thuật điện tử phát triển như ngày nay, việc thu chặn, phát hiện ra các đường thông tin nhảy tần không còn là vấn đề lớn. Tuy nhiên, để tạo ra nhiễu bám có hiệu quả cao, làm tê liệt hay gián đoạn cuộc liên lạc của đối phương thì không đơn giản. Bởi trên thực tế, bối cảnh trường điện từ thường diễn ra khá phức tạp. Ngoài bức xạ vô tuyến có nguồn gốc tự nhiên và từ các hoạt động công nghiệp, còn có tín hiệu của các mạng thông tin liên lạc cố định hoặc nhảy tần khác cũng hoạt động trên dải tần đang thực hiện thu chặn và chế áp. Do đó, nhận biết chính xác mục tiêu cần gây nhiễu xuất hiện đan xen với các tín hiệu khác trở nên khó khăn. Có thể xảy ra tình huống xác định sai mục tiêu dẫn đến việc bám nhầm và gây nhiễu không hiệu quả.

Gây nhiễu chặn là phương pháp đơn giản và dễ thực hiện về mặt kỹ thuật. Ưu điểm của nhiễu chặn là không đòi hỏi các thuật toán xử lý và tạo nhiễu phức tạp. Tín hiệu nhiễu được tạo ra có phổ rất rộng, bao trùm tất cả các đường thông tin liên lạc có phổ tần nằm trong đó. Phương pháp này có thể đem lại hiệu quả trong trường hợp đối phương sử dụng máy thông tin ở chế độ nhảy tần dải hẹp (chỉ nhảy trong một phần của dải tần công tác). Tuy nhiên, nếu nhảy tần toàn dải thì hiệu quả chế áp sẽ rất thấp.

Máy thông tin liên lạc nhảy tần là một sản phẩm thông minh, công nghệ hiện đại, tín hiệu của nó có khả năng chống nhiễu rất cao. Đối phó hiệu quả với tín hiệu này, thiết bị chế áp cần có những tính năng vượt trội như: Khả năng thu chặn, xử lý thông tin thời gian thực trên dải tần rộng; nhận biết mục tiêu có độ chính xác cao và gây nhiễu kịp thời trong khoảng thời gian tồn tại rất nhỏ của tín hiệu. Đáp ứng những yêu cầu đó, thiết bị gây nhiễu phải là sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng những thành tựu mới nhất về kỹ thuật xử lý tín hiệu, tổ hợp tần số và điều khiển…


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết