I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: The Democratic Republic of Timor Leste
2. Thủ đô: Hải cảng Đi-li (khoảng 200.000 người)
3. Diện tích: 24.000 km2
4. Dân số: 1.131.612 người (tháng 11/2009) với hơn 10 dân tộc có văn hoá và ngôn ngữ riêng. Có hai chủng tộc chính là Malay, Papuan và thiểu số người Hoa.
5. Ngôn ngữ: Tiếng Tetum và tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức, tiếng In-đô-nê-xi-a và tiếng Anh là ngôn ngữ làm việc.
6. Tôn giáo: Thiên chúa giáo (98%), Tin Lành (1%) và Hồi giáo (1%).
7. Vị trí địa lý : Ti-mo Lex-te gồm phần Đông Bắc và một vùng nhỏ phía Tây của đảo Timor (đảo Timor nằm ở phía Nam quần đảo Inđônêxia) cùng hai đảo nhỏ phụ cận là Cam Binh và Gia Cô. Phía Tây của đảo Timor là lãnh thổ của In-đô-nê-xi-a (thuộc tỉnh Nusa Tenggara Timur). Phía Đông và Bắc của Đông Timo gần với các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, phía Nam gần với Ố-xtrây-li-a và được ngăn cách cách bởi biển Timor.
8. Khí hậu: Nhiệt đới ấm và nóng. chia làm 2 mùa: mùa khô từ tháng 5 đến tháng 12, mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 4.
9. Đơn vị tiền tệ : Đôla Mỹ (chưa có tiền bản địa).
10. Ngày Quốc khánh : 28/11/1975
11. Thể chế: Chế độ chính trị Cộng hoà nghị viện.
- Nguyên thủ quốc gia: Tổng thống (nhiệm kỳ 5 năm, mặc dù theo Hiến pháp 22/3/2002 Tổng thống chỉ đóng vai trò là biểu tượng quốc gia nhưng vẫn có quyền phủ quyết, giải tán quốc hội và tổ chức tổng tuyển cử).
- Người đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng
- Tên gọi Chính phủ: Hội đồng Bộ trưởng
Sau bầu cử 30/8/2001, Quốc hội lập hiến Ti-mo Lex-te chuyển thành Quốc hội đầu tiên của Ti-mo Lex-te, cơ quan quyền lực cao nhất gồm 88 đại biểu (nhiệm kỳ 5 năm). Hiện nay, số lượng đại biểu Quốc hội (nhiệm kỳ 2007-2012) giảm xuống còn 65 người.
- Hệ thống Toà án, công tố, kiểm soát theo mô hình Nhà nước Cộng hoà
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 28/7/2002
2. Hợp tác chính trị:
Ngày 19/8/2009. Đại sứ Ti-mo Lex-te tại Ma-lai-xi-a kiêm nhiệm Việt Nam trình quốc thư lên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ngày 14-16/9/2009, Ngoại trưởng Ti-mo Lex-te (Zacarias Albano da Costa) thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã thống nhất thành lập Ủy ban hỗn hợp về kinh tế, thương mại và kỹ thuật.
3. Hợp tác thương mại
Hợp tác thương mại còn ở mức khiêm tốn, nhưng có nhiều triển vọng. Năm 2008 kim ngạch hai chiều đạt 48 triệu USD (Việt Nam xuất 112.000 tấn gạo sang Ti-mo Lex-te ); Đến năm 2009, kim ngạch thương mại 11 tháng đầu năm đạt 96 triệu USD (chủ yếu là ta xuất khẩu gạo sang Ti-mo Lex-te ). Bộ trưởng Công Thương và Du lịch Bạn Gin đờ Cốt-xta An-vít đã có chuyến thăm chính thức và làm việc tại Việt Nam (22-24/9/2009), trong chuyến thăm, Bộ trưởng Công thương Việt Nam và Bộ trưởng Công Thương và Du lịch Ti-mo Lex-te đã ký MOU về thương mại gạo, trong đó, Việt Nam sẽ cung cấp cho Ti-mo Lex-te 200.000 tấn gạo trắng mỗi năm từ năm 2010 – 2012. Hai bên còn có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, khai khoáng, nông nghiệp, thuỷ sản và xây dựng.
Đại sứ quán Đông-ti-mo tại Việt Nam
Đại sứ quán Đông-ti-mo tại Malaysia kiêm nhiệm Việt Nam
Địa chỉ: 62 Jalan Ampang Hilir 55000 Kuala Lumpur
Điện thoại: +60-3-42562046
Fax: +60-3-42562016
E-mail:
embaixoda_tl_kl@yahoo.com(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 12/2009)