Quên mật khẩu

Đăng ký


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]


CỘNG HOÀ HỒI GIÁO PA-KI-XTAN   Pakixtan-1


I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Nước Cộng hoà Hồi giáo Pa-ki-xtan (The Islamic Republic of Pakistan)
2. Thủ đô: I-xla-ma-bát (Islamabad).
3. Vị trí địa lý: Phía Đông giáp Ấn Độ, phía Nam giáp Biển A- rập, phía Tây Nam giáp I-ran, phía Tây và phía Bắc giáp Ap-ga-ni-xtan.
4. Diện tích: 803.944 km2.
5. Dân số: Gần 165,9 triệu người (2008), trong đó 14 tuổi trở xuống chiếm 36,3%; từ 15 đến 64 tuổi chiếm 59,4%; Từ 65 tuổi trở lên chiếm 4.3% (ước tính đến 2008).
6. Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Mùa Đông từ tháng 12 - 2; mùa Xuân từ tháng 3-4; mùa Hè từ tháng 5-9 và mùa Thu từ tháng 10-11. Trong mùa hè nhiệt độ khu vực miền Trung và miền Nam có thể lên tới 45 độ C. Khu vực miền Bắc ôn hoà. Giữa tháng 7-tháng 8, là mùa mưa, lượng mưa có thể từ 38 đến 51mm tại khu đồng bằng, 152 – 203 mm tại các thung lũng miền núi phía Bắc.
7. Dân tộc: Pa-ki-xtan là quốc gia đa dân tộc, chủng tộc. Có trên 50 chủng tộc, trong đó 5 chủng tộc lớn là người Punjab, Sindhi, Pashtun (còn gọi là Pathan) và Muhajirs (những người di cư từ Ấn Độ sang trong thời gian phân tách và trước đó) và Baloch.
8. Tôn giáo: Đạo Hồi là quốc đạo. Trên 97% dân số theo đạo Hồi trong đó dòng Suni chiếm 77%, dòng Shi’a chiếm 20%. Đạo Hindu 1,5% ; Thiên chúa 1% và một số đạo giáo khác.
9. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính: U-du (nhưng chỉ chiếm 8%). Tiếng Anh là ngôn ngữ hành chính, được sử dụng rộng rãi. Các ngôn ngữ của các chủng tộc lớn khác như Punjabi 48%, Sindhi 12%, Balochi 3%, Pashtu 8%, Brahui 1%, Hindko 2%, Burahui và các ngôn ngữ khác 1%.
10. Ngày quốc khánh: 23/3/1956 (Ngày Pa-ki-xtan)
11. Thể chế: Chính thể Cộng hòa theo thể chế Liên bang.
- Cơ quan hành pháp: Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng và nội các chính phủ. Tại các bang có Chính phủ bang (gồm Viện lập pháp bang, chính quyền bang). Đứng đầu là Thủ hiến Bang.
- Cơ quan lập pháp: Quốc hội lưỡng viện (Majlis-e-Shoora) gồm Thượng viện 100 ghế (Senate) và Quốc hội 342 ghế (National Assembly).
- Cơ quan tư pháp: Toà án Tối cao Hồi giáo Liên bang, còn được gọi là Shari'a Court. (Chánh án do Tổng thống bổ nhiệm);tại các bang có Toà thượng thẩm.
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 8/11/1972
Năm 1973, Pa-ki-xtan lập Đại sứ quán thường trú tại Hà Nội và rút Sứ quán năm 1980 do khó khăn kinh tế. Việt Nam lập sứ quán ở Pa-ki-xtan năm 1978 và rút sứ quán năm 1984 cũng do khó khăn tài chính.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Y tế, phúc lợi xã hội và Kế hoạch hoá dân số Pa-ki-xtan Hafeezullah Cheema lần đầu tiên sang thăm Việt Nam và dự lễ kỷ niệm 30 năm ngày Quốc khánh 2/9/1975. Ngày 26-03-1976, Đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh sang Pa-ki-xtan dự Quốc khánh Pa-ki-xtan và chuyển thông điệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho Thủ tướng Bhutto. Đặc phái viên Thủ tướng Phan Hiền thăm Pa-ki-xtan tháng 2-1977. Đầu năm 1979 Việt Nam cử Đoàn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh sang thăm Pa-ki-xtan. Ngày 31-8-1983, Pa-ki-xtan cử Đại sứ Afzal Mahmood tại Mi-an-ma kiêm nhiệm Việt Nam và kể từ đó Đại sứ Pa-ki-xtan tại Mi-an-ma luôn kiêm nhiệm Việt Nam cho đến 10/2000. Ta đóng cửa Sứ quán 6/1982 và tháng 12-1993, Chủ tịch nước đã quyết định cử Đại sứ Việt Nam tại Mi-an-ma kiêm nhiệm Pa-ki-xtan sau gần 10 năm gián đoạn. Tháng 2-1995, Đại sứ Trần Viết Tân tại Mi-an-ma đã sang Pa-ki-xtan trình Quốc thư. Kể từ đó đến nay, các Đại sứ của ta trong nhiệm kỳ công tác tại Mi-an-ma đều sang Pa-ki-xtan công tác và trình quốc thư.
Nhân dịp 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pa-ki-xtan (8/11/1972- 8/11/2007), Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan đoàn thể đã phối hợp với Đại sứ quán Pa-ki-xtan tại Hà Nội tổ chức một số hoạt động kỷ niệm sự kiện này.
Hợp tác trên diễn đàn quốc tế: Ta đã ủng hộ Pa-ki-xtan trở thành thành viên không thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khoá 2002-2003 và Pa-ki-xtan cũng đã ủng hộ Việt Nam làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khoá 2008-2009 và gia nhập tổ chức WTO năm 2006. Việt Nam ủng hộ Pakistan tái cử vào Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2011.
Về quan hệ kinh tế, khoảng cuối những năm 70, ta và Pa-ki-xtan có quan hệ buôn bán, Pa-ki-xtan mua xi măng của ta và bán cho ta phân bón, bao tải và giống bò Sind. Trong những năm gần đây, Pa-ki-xtan bày tỏ quan tâm nhiều hơn đến phát triển quan hệ Việt Nam trên các lĩnh vực thương mại và đầu tư. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 5/2001 Tổng thống Mu-sa-ráp, hai bên đã ký Hiệp định thương mại, thoả thuận đưa kim ngạch hai chiều giữa hai nước lên 50 triệu USD và 100 triệu USD trong những năm tiếp theo. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng lên nhanh chóng từ dưới 10 triệu USD (1999). Kim ngạch hai chiều tăng lên nhanh chóng (2000 đạt 27 triệu USD; 2002 đạt trên 30 triệu USD; 2002 đạt 47 triệu), năm 2003 đạt 50 triệu và năm 2004 đạt trên 50 triệu. Năm 2007, kim ngạch hai chiều đạt 134,1 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất 81,2 triệu và nhập 52,9 triệu. Năm 2008 kim ngạch hai chiều đạt 149,7 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất 95,2 triệu và nhập 54,5 triệu. Các mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam năm 2008 là chè, hạt tiêu, sợi các loại, cao su, hạt điều, sản phẩm gốm sứ, sắt thép. Riêng mặt hàng chè đạt giá trị gần 29 triệu USD. Các mặt hàng nhập chính từ Pa-ki-xtan có nguyên phụ liệu dệt may, da & giầy, vải, sợi các loại, tân dược, lúa mỳ, thức ăn gia súc & nguyên liệu, bông.
- Những Hiệp định đã ký kết:
+ Hiệp định Thương mại (5/2001),
+ MOU về thành lập Uỷ ban Hỗn hợp Việt Nam-Pa-ki-xtan (4/2002);
+ Tuyên bố chung Việt Nam-Pa-ki-xtan (3/2004);
+ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/2004);
+ Hiệp định khung về Hợp tác về khoa học, công nghệ (3/2004);
+ MOU về hợp tác và tham khảo hai Bộ Ngoại giao (3/2004) và
+ MOU về hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Trung ương Pa-ki-xtan (3/2004).
+ MOU về tham khảo thường niên về hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (3/2004).
+ Hiệp định hợp tác phát triển nghề cá và môi trường thuỷ sản (6/2006);
+ Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ (1/2007).
2. Đại sứ quán:
Địa chỉ Đại sứ quán Pakixtan tại Việt Nam:
Địa chỉ: 44/2 phố Vạn Bảo - Hà Nội - Việt Nam
Điện thoại: 84-04 37262251/52
Fax: 84-04 37262253
Email: parepvietnam@yahoo.com; parephanoi@vnn.vn
Đại sứ quán Việt Nam tại Pa-ki-xtan:
Địa chỉ: House 117, Street 11, Sector E-7, Islamabad
Điện thoại: +92-51-2655785/2655787/ext: 107
Fax +92-51-2655783
Email: dsqvn.pakistan@yahoo.com
Giờ địa phương so với Việt Nam: -1 giờ

(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 12/2009)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết