I. KHÁI QUÁT CHUNG:
1. Tên nước: Ma-lai-xi-a (Malaysia).
2. Thủ đô: Ku-a-la Lăm-pơ (Kuala Lumpur).
3. Vị trí địa lý: Ma-lai-xi-a nằm trong vùng Đông Nam Á có diện tích 329.847 km2.
4. Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 21-320C, độ ẩm cao.
5. Dân số: Khoảng 25,715,819 người (7/2009). Tỉ lệ tăng trưởng dân số: 1.723% (số liệu năm 2009)
6. Dân tộc: người Mã-lai (50,4%); người Hoa (23,7,0%); người Ấn Độ (7,1%); thổ dân (11%), các dân tộc khác (7,8%).
7. Tôn giáo: Đạo Hồi (60,4%); Phật giáo (19,2%); Thiên chúa giáo (9,1%), Hin-đu (6,3%); các tôn giáo khác (5,0%).
8. Ngôn ngữ: Tiếng Mã-lai (quốc ngữ); tiếng Hoa (nhiều tiếng địa phương khác nhau); tiếng Anh (được sử dụng rộng rãi), tiếng Tamil và một số ngôn ngữ địa phương khác.
9. Ngày Quốc khánh: 31/8/1957.
10. Đơn vị tiền tệ: Ring-gít Ma-lai-xi-a (Ringgit - RM).
11. Thể chế Nhà nước:
Nhà nước Ma-lai-xi-a là nhà nước quân chủ lập hiến, Quốc Vương đứng đầu quốc gia có nhiệm kỳ 5 năm, do Hội đồng Tiểu vương bầu ra và được lựa chọn trong số 9 Tiểu vương của 9 bang (có 4 bang Xa-ba, Xa-ra-oác, Pe-nang và Ma-lắc-ca không có Tiểu vương).
- Quốc Vương là nguyên thủ quốc gia. Thủ tướng là lãnh tụ phe đa số tại Hạ viện, nhiệm kỳ 5 năm.
- Quốc hội Ma-lai-xi-a gồm 2 viện: Thượng viện (Dewan Negara) có 70 ghế, trong đó 44 ghế do Quốc Vương bổ nhiệm, 26 ghế do Viện lập pháp bang của 13 bang bầu, nhiệm kỳ 3 năm. Hạ viện (Dewan Rakyat) có 222 ghế, do bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm.
II. QUAN HỆ NGOẠI GIAO, KINH TẾ VỚI VIỆT NAM:
1. Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 30/3/1973
Năm 1976, hai nước lập Đại Sứ quán ở thủ đô mỗi nước. Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước hiện đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, lao động, an ninh, quốc phòng…. Tình hình hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể như sau:
2. Hợp tác chính trị: Quan hệ Việt Nam-Ma-lai-xi-a hiện phát triển tốt. Hai bên tích cực trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao. Chủ tịch Thượng viện Ma-lai-xi-a thăm Việt Nam (5-7/01/09); Quốc vương Ma-lai-xi-a thăm chính thức Việt Nam từ 12-15/3/2009; Thủ tướng ta gặp Thủ tướng Ma-lai-xi-a bên lề hội nghị cấp cao ASEAN-Hàn Quốc (01/6/09); Ngoại trưởng Ma-lai-xi-a gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ta bên lề cấp cao ASEM tại Hà Nội (24/5/09) và Hội nghị cấp cao ASEAN 15 (23-25/10), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gặp Thủ tướng Ma-lai-xi-a bên lề cấp cao APEC (15/11/09), Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội thăm Ma-lai-xi-a (3-5/11/2009).
Hai nước đã ký “Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21” nhân chuyến thăm Ma-lai-xi-a của Thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 4/2004.
3. Hợp tác kinh tế:
- Về thương mại: Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng nhanh chóng. Ma-lai-xi-a hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 trong ASEAN và lớn thứ 9 trên toàn thế giới của Việt Nam. 10 tháng đầu năm 2009, kim ngạch thương mại 2 chiều đạt khoảng 3,4 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 1,4 tỷ (giảm 13,6%) và nhập gần 2 tỷ USD (giảm 10,0%) tỷ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Ma-lai-xi-a là dầu thô, gạo, cà phê, hải sản, dầu mỡ động thực vật…Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép, xăng dầu, dầu mỡ động thực vật, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, máy vi tính và sản phẩm điện tử…Hai nước đã tổ chức thành công kỳ họp lần thứ nhất Tiểu ban Thương mại Việt Nam-Ma-lai-xia (12/11/2009).
Ngân hàng Hong Leong của Malaixia là Ngân hàng Đông Nam Á 100% vốn nước ngoài đầu tiên hoạt động ở Việt Nam.
- Về đầu tư: Hiện Ma-lai-xi-a đứng thứ ba trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với những dự án rất lớn như dự án thép của tập đoàn Lion với số vốn đăng ký đạt 9,8 tỷ USD. Tính đến tháng 10/2009, Ma-lai-xi-a có 337 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 18,06 tỷ USD. Ta đầu tư vào Ma-lai-xi-a 7 dự án với số vốn 812, 427 triệu USD. Đầu tư của Ma-lai-xi-a ở Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như xây dựng, điện, nước và khí ga, cơ khí và ngân hàng.
4. Hợp tác an ninh - quốc phòng: đang ngày càng phát triển cả trên cơ sở song phương và trong khuôn khổ ASEAN giúp đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên.
- Về An ninh: Quan hệ giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Ma-lai-xi-a chính thức được thiết lập tháng 4/1994.
- Về Quốc phòng: Hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương năm 2008. tích cực trao đổi các chuyến thăm lần nhau. Đoàn Tư lệnh Hải quân Ma-lai-xi-a thăm Việt Nam (tháng 2/2009). Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nguyễn Khắc Nghiên thăm Ma-lai-xi-a tháng 6/2009. Tàu thuyền hai nước ghé thăm cảng của nhau (02 tàu Ma-lai-xi-a thăm cảng TP Hồ Chí Minh từ 2-5/10/2009; 2 tàu của ta sang thăm và giao lưu tại Ma-lai-xi-a từ 14-17/10/2009).
5. Hợp tác giáo dục: Hai nước ký MOU về hợp tác giáo dục trong chuyến thăm chính thức Ma-lai-xi-a của Thủ tướng Phan Văn Khải tháng 4/2004. Hàng năm Ma-lai-xi-a cấp học bổng đại học và cao học cho sinh viên ta; tổng số học bổng tính đến năm 2007 là 74 suất (bao gồm học bổng chính phủ và học bổng do các tập đoàn kinh tế lớn của Ma-lai-xi-a như Petronas cấp). Bên cạnh đó, theo chương trình hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN, Ma-lai-xi-a dành cho Việt Nam khoảng 20-30 học bổng ngắn hạn mỗi năm. Tính đến nay có khoảng hơn 300 lưu học sinh đang học tập và nghiên cứu tại Ma-lai-xi-a .
6. Hợp tác lao động: Chính phủ Ma-lai-xi-a chính thức mở cửa thị trường lao động cho ta từ năm 2002 và nhất trí đưa vấn đề lao động thành một lĩnh vực hợp tác mới giữa hai nước. Hai nước đã ký Thoả thuận (MOU) cấp Chính phủ về hợp tác lao động vào 01/12/2003. Đây tiếp tục là lĩnh vực hợp tác tiềm năng của hai nước. Trước tác động khủng hoảng kinh tế tài chính vừa qua, số lao động của ta sang Ma-lai-xi-a cũng bị ảnh hưởng (từ đầu năm 2009 đến nay giảm khoảng hơn 2800 lao động. Gần đây, bạn bắt đầu mở lại thị trường lao động cho ta trong lĩnh vực điện tử.
7. Hợp tác trên biển: Ma-lai-xi-a đang tích cực phối hợp với ta chuẩn bị tốt báo cáo chung về ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (hai nước đã hoàn thành báo cáo này ngày 6/5/2009 và trình Liên Hợp Quốc lần 1 ngày 27/8/2009).
8. Về hợp tác trong một số lĩnh vực khác:
- Dầu khí: Petrovietnam đã có quan hệ hợp tác với Công ty dầu khí quốc gia Ma-lai-xi-a (Petronas) trên 15 năm trong tất cả các lĩnh vực của ngành công nghiệp dầu khí từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến đến phân phối sản phẩm. Petronas luôn được đánh giá là một trong các đối tác chiến lược quan trọng của Petrovietnam.
- Về lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Ma-lai-xi-a là thị trường nhập khẩu hàng nông sản và thủy sản ổn định của Việt Nam.
- Về lĩnh vực dầu ăn, sản xuất chai lọ thuỷ tinh, may mặc, thuốc lá, hoá chất: Hai bên đã thành lập được nhiều công ty liên doanh trong các lĩnh vực này và hiện hoạt động rất hiệu quả.
- Về xuất nhập khẩu than: mỗi năm tập đoàn than, khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) xuất được khoảng 135.000 tấn than sang Ma-lai-xi-a
- Về Văn hóa: Hai nước tiến hành trao đổi các đoàn nghệ thuật biểu diễn nhân các dịp lễ của hai nước và trao đổi các đoàn cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực thư viện và di sản văn hóa.
- Về thể dục-thể thao: Việt Nam và Ma-lai-xi-a là các nước thành viên của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, thường xuyên có quan hệ hợp tác chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực về thể dục thể thao như trao đổi đoàn, thi đấu, tập huấn, trao đổi chuyên viên, huấn luyện viên, vận động viên, tham gia các khóa đào tạo, tham dự hội nghị về thể dục thể thao được tổ chức ở mỗi nước.
- Về du lịch: Kể từ khi hai nước miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, lượng du khách Ma-lai-xi-a đến Việt Nam tăng nhanh (năm 2006 là 105.558 lượt; năm 2007 là 153.507 lượt, năm 2008 là 174.008 lượt, tính đến tháng 11/2009 là 146.206 lượt). Bên cạnh đó, hiện Ma-lai-xi-a có 12 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đăng ký 257,4 triệu USD.
9. Các chuyến thăm cấp cao:
- Về phía ta có : Tổng Bí thư Đỗ Mười (3/1994); Chủ tịch nước Trần Đức Lương (18-20/3/1998); Thủ tướng Võ Văn Kiệt (1/1992, 7/1992 và 5/1994); Thủ tướng Phan Văn Khải dự Hội nghị cấp cao APEC (11/1998) và thăm chính thức (21-23/4/2004); Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (9/1996); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12/2002). Chủ tịch nước Trần Đức Lương dự Hội nghị cấp cao KLK (24-25/2/03). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Độc lập của Ma-lai-xi-a (30/8 - 01/9/2007); Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh (13-16/8/2008); đồng chí Phạm Quang Nghị, UVBCT, Bí thư thành uỷ Hà Nội (18-20/9/2008); Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nguyễn Khắc Nghiên dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao thăm hữu nghị chính thức Inđônêxia và Ma-lai-xi-a (21-27/6/2009), Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội thăm Ma-lai-xi-a (3-5/11/2009)
- Về phía Ma-lai-xi-a có: Quốc vương Tuanku Abdul Rahman (12/1995); Thủ tướng Mahathir (4/1992, 3/1996 và Hội nghị Cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nội 12/1998); Chủ tịch Thượng viện (11/1991); Tổng thư ký UMNO (7/1995 và dự Đại hội Đảng của Việt Nam 7/1996); Quốc vương Tuan ku Xi-ét Xi-ra-giu-din (12-16/12/2002) và Thủ tướng Áp-đu-la Ba-đa-uy (26/01/2004); Ngoại trưởng Xi-ét Ha-mít An-ba (thăm và chủ trì kỳ họp lần thứ 4 của UBHH hai nước từ 8-9/3/2006); Bộ trưởng Công thương Muhyiddin Yassin (27-29/7/08), BTNG Ma-lai-xi-a Rais Yatim (11/08), Chủ tịch Thượng viện (5-7/01/2009), Quốc vương Ma-lai-xi-a (12-15/3/2009).
10. Các Hiệp định, Thoả thuận:
Đến nay 2 nước đã ký 13 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực gồm: Hiệp định về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước (15/10/1978); Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư (21/1/1992); Hiệp định Hàng hải (31/3/1992); Hiệp định về Hợp tác Kinh tế, Khoa học và Kỹ thuật (20/4/1992); Hiệp định Hợp tác Bưu điện và Viễn thông (20/4/1992); Hiệp định Thương mại (11/8/1992); Hiệp định Thanh toán Song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc gia của Ma-lai-xi-a (3/1993); Hiệp định Hợp tác Khoa học, Công nghệ về Môi trường (12/1993); Hiệp định về Hợp tác Du lịch (13/4/1994); Hiệp định Hợp tác Văn hoá (4/1995); Hiệp định tránh đánh thuế song trùng (7/9/1995); Hiệp định Hợp tác Thanh niên và Thể thao (14/6/1996); Hiệp định về Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông (25/9/2001). Tuyên bố chung về Khuôn khổ Hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21 giữa Việt Nam và Ma-lai-xi-a (22/4/2004).
Ngoài ra hai nước còn ký một số Bản Ghi nhớ (MOU): MOU về việc Ma-lai-xi-a viện trợ cho Việt Nam 1,72 triệu RM (700.000 USD) để phát triển ngành cao su (1992); MOU về thăm dò khai thác dầu khí ở những vùng chồng lấn giữa hai nước (6/1992); MOU về hồi hương người tị nạn (24/1/95); MOU về hợp tác thông tin (4/7/95) và MOU lập Uỷ ban Hỗn hợp hai nước (9/1995); MOU về Tuyển dụng lao động Việt Nam (12/2003), MOU về Hợp tác giáo dục (4/2004); MOU về Hợp tác Thông tin và Viễn thông; MOU về hợp tác quốc phòng (8/2008); Bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Negara Malaysia về việc trao đổi thông tin liên quan đến rửa tiền (7/10/2009).
11. Địa chỉ đại sứ quán
Đại sứ quán Malaixia tại Việt Nam:
Địa chỉ: Số 43 - 45 Điện Biên Phủ, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (84-04) 37343836/37343849
Fax: (84-04) 37343832
E-mail:
malhanoi@kln.gov.myTổng Lãnh sự quán Ma-lai-xi-a tại thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Ho Chi Minh City 1208, Me Linh Point Tower, 2 Ngo Duc Ke Str., Dist 1.
Điện thoại: 08-38299023, 08-38293132
Fax: 08-38299027
E-mail:
malhcminh@kln.gov.myĐại sứ quán Việt Nam tại Ma-lai-xi-a:
Địa chỉ: No. 4 Persiaran Stonor, Kuala Lumpur 50450
Điện thoại: +60-3-21484858/21484534/21484036/21641909
Fax: +60-3-21483270/21636334
Email:
vnemb-my@mofa.gov.vn- Giờ địa phương so với Việt Nam: +1 giờ
(Nguồn: Bộ Ngoại giao cập nhật tháng 12/2009)